Kiến thức Hạch toán trường hợp sai thuế giá trị gia tăng GTGT

Hạch toán trường hợp sai thuế giá trị gia tăng GTGT

644
hạch toán

Nhiều kế toán gặp sai khi hạch toán sai thuế GTGT, dưới đây là những trường hợp ghi sai thuế và hướng dẫn sửa sai từng trường hợp giúp kế toán dễ dàng xử lý các tình huống.

1. Các trường hợp ghi sai thuế suất trên hóa đơn, hạch toán sai thuế GTGT

Có 2 trường hợp viết sai thuế suất trên hóa đơn trị gia tăng đó là:

– Viết thuế suất cao hơn so với quy định.

– Viết thuế suất thấp hơn so với quy định.

=> Trong trường hợp khi viết sai thuế suất trên hóa đơn giá trị gia tăng, nếu không có hóa đơn điều chỉnh thuế suất hoặc không lập biên bản thu hồi hóa đơn viết sai; Hai bên sẽ căn cứ vào hóa đơn đó hạch toán

| Đọc thêm: Phương pháp tính thuế GTGT nào doanh nghiệp nên lựa chọn?

hạch toán

2. Cách hạch toán điều chỉnh khi ghi sai suất trên hóa đơn GTGT

2.1. Cách hạch toán đối với trường hợp viết thuế suất cao hơn quy định

2.1.1. Ví dụ cụ thể

Công ty M xuất bán hàng hóa cho Công ty Z, trị giá chưa thuế là 200 triệu đồng. Mức thuế suất của mặt hàng này là 5%, nhưng đã xuất hóa đơn thuế suất 10%. Giá thanh toán là 220 triệu đồng. Do hai bên không thỏa thuận thu hồi hóa đơn và xuất hóa đơn điều chỉnh, nên phải hạch toán theo số thuế đã viết.

2.1.2. Hướng dẫn hạch toán

– Đối với Bên bán

Hạch toán doanh thu và số thuế phải nộp:
Nợ TK 131: 220.000.000
Có TK 511: 200.000.000
Có TK 3331: 20.000.000

– Đối với Bên mua

– Nếu không có xác nhận của Quản lý thuế Bên bán:

Nợ TK 156: 200.000.000
Nợ TK 133: 20.000.000
Có TK 331: 220.000.000

– Sau khi lập hóa đơn điều chỉnh giảm số thuế ở nghiệp vụ trên:

+ Đối với Bên bán:
Nợ TK 3331: 10.000.000
Có TK 131: 10.000.000

+ Đối với Bên mua:
Nợ TK 331: 10.000.000
Có TK 133: 10.000.000

2.2. Cách hạch toán đối với trường hợp viết thuế suất thấp hơn quy định

2.2.1. Ví dụ cụ thể

Công ty C xuất bán cho Công ty D máy tính xách tay, giá chưa thuế là 40 triệu đồng. Mức thuế suất của mặt hàng này là 10%, nhưng xuất hóa đơn thuế suất 5%. Giá thanh toán là 42 triệu đồng. Do hai bên không thỏa thuận thu hồi hóa đơn và xuất hóa đơn điều chỉnh, nên phải hạch toán theo số thuế đã viết.

2.2. Hướng dẫn hạch toán

– Đối với Bên bán

Hạch toán doanh thu và số thuế phải nộp:
Nợ TK 131: 42.000.000
Có TK 511: 40.000.000
Có TK 3331: 2.000.000

– Đối với Bên mua

Nợ TK 156: 40.000.000
Nợ TK 133: 2.000.000
Có TK 331: 42.000.000

– Sau khi lập hóa đơn điều chỉnh tăng số thuế ở nghiệp vụ trên:

+ Đối với Bên bán:

Nợ TK 131: 2.000.000
Có TK 3331: 2.000.000

+ Đối với bên mua:
Nợ TK 133: 2.000.000
Có TK 331: 2.000.000

| Đọc thêm: Quy định bắt buộc về chữ ký trên hóa đơn GTGT

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không