Kiến thức Thủ tục thành lập doanh nghiệp 2020 mới nhất

Thủ tục thành lập doanh nghiệp 2020 mới nhất

305

Mỗi năm có rất nhiều doanh nghiệp mới được thành lập, tuy nhiên để nắm vững các thủ tục thành lập doanh nghiệp thì không phải doanh nghiệp nào cũng nắm rõ. Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết nhất, doanh nghiệp không nên bỏ qua.

I. Căn cứ pháp lý quy định về việc thành lập doanh nghiệp năm 2020

  • Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 do Quốc hội ban hành
  • Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT sửa đổi, bổ sung Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.
  • Nghị định về đăng ký doanh nghiệp số 78/2015/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 108/2018/NĐ-CP của Chính phủ

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

II. Các bước thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp 2020

  • Bước 1: Soạn thảo hồ sơ

+ Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp (mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
+ Dự thảo điều lệ của doanh nghiệp;
+ Bản sao chứng minh nhân dân/hộ chiếu/các giấy tờ tương đương của người sáng lập, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
+ Nếu doanh nghiệp có tổ chức góp vốn thì hồ sơ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cùng với các giấy tờ chứng thực cá nhân người quản lý phần vốn góp được đại diện theo ủy quyền.
+ Quyết định thành lập doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc những tài liệu tương đương khác của tổ chức.
+ Văn bản ủy quyền cho đơn vị, cá nhân thực hiện thủ tục.

Thời hạn giải quyết: Trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ có Thông báo, trong đó, ghi toàn bộ yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký kinh doanh trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

Kết quả: Sau khi hoàn thành thủ tục, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

  • Bước 2: Công bố thành lập doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia

Việc đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp được thực hiện ngay tại thời điểm doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh, phí công bố cũng sẽ được thu tại thời điểm này.

Thông tin công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp sẽ được đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

| Đọc thêm: 8 công việc kế toán của một doanh nghiệp mới thành lập cần làm

  • Bước 3: Khắc dấu, thông báo mẫu dấu của doanh nghiệp

Sau khi hoàn thành các thủ tục và nhận được giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp, chủ sở hữu có thể trực tiếp thực hiện các thủ tục với đơn vị khắc dấu để tạo con dấu pháp nhân cho doanh nghiệp của mình. Theo quy định hiện hành doanh nghiệp được quyền quyết định số lượng, hình thức, nội dung của con dấu pháp nhân sẽ sử dụng.

Các thông tin bắt buộc phải thể hiện trên con dấu gồm tên và mã số doanh nghiệp.
Trước khi sử dụng doanh nghiệp phải gửi Thông báo mẫu dấu đến phòng đăng ký kinh doanh để thực hiện đăng tải trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp của quốc gia.

Hồ sơ thông báo mẫu con dấu gồm có:
+ Thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp (Theo mẫu tại Phụ lục II-8 Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT).
+ Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục.

Doanh nghiệp nộp hồ sơ cho Phòng đăng ký kinh doanh để đăng tải thông báo về mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Trên đây là những hướng dẫn về thủ tục thành lập doanh nghiệp 2020 mới nhất, các doanh nghiệp cần nắm vững để tránh khỏi những sai sót trong quá trình thực hiện.

Để chuẩn hóa kế toán – tài chính của doanh nghiệp ngay từ khi mới thành lập, doanh nghiệp cần có công cụ quản lý tài chính – kế toán hiệu quả. Doanh nghiệp tìm hiểu thêm về giải pháp tại link dưới đây:

> Xem thêm: Giải pháp giúp doanh nghiệp quản lý tài chính – kế toán hiệu quả
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không