Kiến thức Báo chí viết về chúng tôi “Tín chỉ” cho doanh nghiệp công nghệ thông tin

“Tín chỉ” cho doanh nghiệp công nghệ thông tin

223
Sau 10 năm ra đời, Sao Khuê hiện đang là một trong những danh hiệu uy tín nhất mà DN CNTT VN mong được gắn cho sản phẩm dịch vụ của mình. Danh hiệu Sao Khuê là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các DN trong hoạt động quảng bá, tiếp thị, xây dựng thương hiệu, đồng thời giúp DN định hướng người sử dụng trong chọn mua các sản phẩm phần mềm, dịch vụ CNTT tốt nhất.
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam
Ngoài ý nghĩa tôn vinh, Sao Khuê còn giúp định hướng các DN trong ngành phát triển các sản phẩm phù hợp với thị trường VN

Đã có 338 lượt sản phẩm, dịch vụ phần mềm xuất sắc được trao danh hiệu, việc triển khai ứng dụng các sản phẩm này đã giúp hiện đại hóa, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của các DN VN, nâng cao hiệu quả hoạt động các cơ quan quản lý nhà nước và các ngành, các địa phương. Có thể khẳng định các sản phẩm Sao Khuê cùng với sự phát triển của ngành CNTT đang từng bước tạo ra sự thay đổi sâu rộng trong cách thức sống và làm việc hàng ngày của mỗi người VN, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế – xã hội và hiện đại hóa đất nước.

Tăng giá trị hữu hình

Hiện nay, các DN sản xuất phần mềm VN dường như chỉ đi theo con đường nhỏ, đánh cá trên biển lớn với thuyền to nhỏ. Họ chưa nhận thức được rằng việc quảng bá hình ảnh cho sản phẩm phần mềm Việt quan trọng như thế nào, hoặc có chăng thì cũng ngại vấn đề chi phí. DN mới tiếp cận DN để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, giải pháp CNTT bằng marketing trực tiếp. Nhưng quan trọng nhất là DN cần được tăng giá trị hữu hình cho các sản phẩm vô hình mang tính trí tuệ cao.

Một điều nữa mà DN phần mềm gặp phải là lâu nay, người sử dụng thường rất khó khăn trong việc xác định, chọn lựa đúng sản phẩm mình cần. Vì vậy, hoạt động đánh giá, công nhận danh hiệu Sao Khuê có ý nghĩa hỗ trợ người sử dụng chọn lựa sản phẩm, định hướng phát triển thị trường trong nước, đồng thời thúc đẩy ứng dụng CNTT trong các cơ quan, các ngành kinh tế và xã hội. “Danh hiệu Sao Khuê sẽ là một “tín chỉ” chuyên ngành khẳng định và tôn vinh đẳng cấp chất lượng, tính ưu việt, tính hiệu quả cao nhất dành cho các sản phẩm, dịch vụ tiêu biểu của ngành phần mềm, dịch vụ CNTT VN”. Đó là khẳng định của ông Phùng Tấn Công – Phó chủ tịch hội đồng bình chọn VINASA.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Chấn Hùng – Giám đốc Trung tâm Công nghệ xanh – Viện nghiên cứu Điện tử – Tin học – Tự động hóa, Bộ Công Thương (thành viên hội đồng thẩm định) cho biết: Ngay trong các Cty tham gia bình chọn danh hiệu Sao Khuê, nhiều DN không những sản xuất phần mềm, giải pháp trong nước mà còn gia công, thậm chí xuất khẩu ra nước ngoài. Ông cho rằng, việc gia công phần mềm cho nước ngoài được coi là hướng đi đúng đắn để nâng cao chất lượng và thương hiệu DN. Bởi lẽ nhu cầu nhập khẩu và gia công phần mềm là rất lớn trên thế giới. Thông qua việc gia công cho nước ngoài DN Việt có cơ hội nâng cao tầm, đẳng cấp, chất lượng, đồng thời tiếp thu tri thức của nước ngoài và điều đó sẽ phục vụ lại cho đất nước chúng ta.

Nâng cao trí tuệ Việt

Mười năm qua Sao Khuê đã tạo nên một phong trào trong lĩnh vực CNTT, đặc biệt là lĩnh vực phần mềm. Sự phát triển của Sao Khuê cả về chất lượng cũng như số lượng và sản phẩm trong lĩnh vực này cũng ngày càng hoàn thiện. Trong năm nay, Sao Khuê 2013 đã nhận được nhiều hồ sơ tham gia, trong đó có nhiều hồ sơ tham gia bình chọn trong lĩnh vực giáo dục như sổ liên lạc, sổ đầu bài điện tử…

Khi được hỏi về chất lượng các giải pháp phần mềm Việt trong năm nay, ông Hùng hồ hởi: các giải pháp VN có nhiều điểm rất hay, phù hợp với tình hình các DN VN, đồng thời nó giải quyết các vấn đề tiếp cận DN một cách cụ thể. Phần mềm VN không chỉ giải quyết các vấn đề truyền thống như vấn đề quản lý mà còn phục vụ kế toán, nhân sự và đang mở rộng sang các lĩnh vực khác như y tế, giáo dục hay là địa chính là những vấn đề VN đang rất quan tâm. Thực tế ngay trong năm 2013 đã có 9 sản phẩm trong lĩnh vực giáo dục tham gia bình chọn. Điều đó cho thấy nhu cầu quản lý, giảng dạy, trao đổi… thông qua các phần mềm CNTT trong giáo dục là có, nhưng các DN phần mềm chưa chú trọng nghiên cứu thị trường để năm bắt nhu cầu mới.

Thực sự, với vai trò là “tín chỉ”, Sao Khuê những năm gần đây đã để lại nhiều ấn tượng cho DN. Mặc dù kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nhưng các DN CNTT vẫn đang hết sức nỗ lực. Minh chứng là những DN tham gia Sao Khuê gần đây đã vượt qua được những khó khăn thách thức của khủng hoảng, duy trì tồn tại và khẳng định là DN công nghệ có uy tín, khẳng định được sự phát triển của nền CNTT VN. Nhiều DN duy trì được đội ngũ nhân lực có chất lượng cao, tiếp tục giữ được uy tín với bạn hàng quốc tế, đồng thời thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với các cơ quan trong nước, đóng thuế, chế độ người lao động.

Theo Ban tổ chức chương trình Sao Khuê, do tính trí tuệ và “vô hình” của các sản phẩm, dịch vụ phần mềm và CNTT, chương trình cũng giúp định hướng các DN trong ngành phát triển các sản phẩm phù hợp với thị trường VN, đặc biệt, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm nước ngoài. Bên cạnh việc công nhận về chất lượng sản phẩm, chương trình còn giúp các DN quảng bá các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao, giúp xây dựng thương hiệu cho các DN và ngành phần mềm VN, thúc đẩy việc sử dụng sản phẩm dịch vụ phần mềm, CNTT thương hiệu Việt theo chủ trương của Bộ Chính trị về tổ chức cuộc vận động “Người VN ưu tiên dùng hàng VN”.

Tuy vậy, dưới góc độ “người trong cuộc” ông Nguyễn Xuân Hách – Giám đốc giải pháp Cty CP ITG VN cho rằng không chỉ tôn vinh, các DN CNTT cần xây dựng chiến lược dài hạn. Ông Hách cho rằng thị trường VN hiện đang ở trong giai đoạn quá độ, cần thời gian để hoàn thiện về chính sách cũng như quan điểm của người tiêu dùng. Mặc dù ông Hách khá lạc quan vì những DN sử dụng phần mềm không có bản quyền hoặc phần mềm vi phạm bản quyền thì đa số sẽ gặp vấn đề về mặt số liệu hoặc vấn đề an toàn dữ liệu và sẽ quay trở lại mua phần mềm bản quyền. Cũng theo ông, để phát triển bền vững “các DN cần xây dựng cho mình chiến lược dài hạn, đầu tư mạnh hơn cho công tác nghiên cứu phát triển và xây dựng thương hiệu”.

Thiết nghĩ, để tạo được chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài nước thì cần những giải pháp tổng thể cho cả ngành cũng như sự nỗ lực của bản thân các DN CNTT. Nhất là thị trường nước ngoài, bởi lẽ nhìn vào các con số doanh thu của ngành phần mềm thì thấy phần lớn vẫn là từ gia công cho nước ngoài. Điều này giúp DN Việt có được bước đệm và bước đi đúng đắn giúp các DN VN tiếp cận với công nghệ và kiến thức quản lý của các nước phát triển. Bên cạnh đó, theo ông Hách, DN cũng cần sự hỗ trợ vĩ mô của Nhà nước về định hướng, hành lang pháp lý, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển ngành CNTT VN.

Ông Trương Gia Bình – TGĐ Tập đoàn FPT, chủ tịch hội đồng bình chọn Sao Khuê 2013:
Ngành CNTT VN muốn phát triển cần nhiều nhân lực phần mềm
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamTrong 10 năm qua mọi người đã phải quan tâm rất nhiều đến chủ đề nguồn nhân lực ngành CNTT, báo chí cùng các cơ quan ban ngành cũng phân tích theo chiều hướng lo ngại về sự thiếu hụt nhân lực phần mềm. Điều đó là hoàn toàn đúng. Và 5 năm tới, nguồn nhân lực phần mềm còn thiếu trầm trọng hơn nữa.

Một điều dẫn tới tình trạng này là trong những năm vừa qua các ngành đào tạo nhận được sự quan tâm của học sinh, sinh viên là ngành tài chính, ngân hàng, BĐS… Các em cứ ngỡ rằng những ngành này vẫn còn hot và khi có sự sụp đổ của lĩnh vục đào tạo tài chính ngân hàng đến nỗi Bộ Giáo dục – Đào tạo không cho tuyển sinh thêm thì các em mới vỡ mộng. Trong khi đó thu nhập của các em ngành CNTT lại đang rất ổn định, họ di chuyển tới bất cứ Cty nào cũng có thể có được việc làm theo ý muốn. Nhưng để có sự phát triển bền vững của ngành CNTT VN cần có sự hỗ trợ nhiều từ phía các cơ quan, ban ngành, giới truyền thông, đặc biệt là các tổ chức hướng nghiệp nhằm xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng hơn. Điều đó cũng sẽ làm cho các DN mạnh hơn, sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao hơn, phát triển hơn. Và điều đó đồng nghĩa với Sao Khuê sẽ tiếp tục phát triển và được các DN đón nhận.

Ông Nguyễn Xuân Hoàng – Tổng giám đốc Cty cổ phần MISA:
Tăng cơ hội quảng bá sản phẩm CNTT Việt

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamGiải thưởng Sao Khuê không chỉ khẳng định một cách khách quan chất lượng sản phẩm của DN mà còn giúp DN tăng cơ hội quảng bá, tiếp thị sản phẩm đến với người sử dụng. MISA đã tham dự chương trình Sao Khuê nhiều năm qua và là đơn vị đạt giải thưởng từ những ngày đầu tiên. Năm 2013, MISA tham dự chương trình với hai sản phẩm: Phần mềm quản trị DN hợp nhất AMIS.VN, Phần mềm Quản lý tài sản QLTS.VN và cả hai sản phẩm đã đạt giải Sao Khuê 2013, được hội đồng xét giải đánh giá cao về chất lượng cũng như tính ứng dụng của sản phẩm. Ngoài MISA còn nhiều đơn vị, DN phần mềm với những sản phẩm, giải pháp được đánh giá cao. Nhưng mỗi đơn vị một giải pháp, có thể cùng tên gọi nhưng có những điểm cốt lõi, cạnh tranh khác nhau tạo nên sự đa dạng hóa các sản phẩm Sao Khuê.

Qua nhiều năm, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, giải pháp phần mềm Việt ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, để ngành CNTT nước nhà phát triển hơn nữa cần có sự hỗ trợ từ nhiều phía. Trước hết, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ DN phát triển thương hiệu ra nước ngoài, xúc tiến thương mại, hội trợ, hợp tác. Đưa sản phẩm nội địa ra thị trường ngoài nước, đặc biệt sản phẩm Điện toán đám mây dễ triển khai, phù hợp với sự phát triển của thế giới, triển khai dễ dàng không phụ thuộc vào vị trí, phạm vi địa lý. Thứ hai, có chính sách giúp cho các DN CNTT, đặc biệt là các DN phần mềm có cơ sở hạ tầng, địa điểm làm việc tốt nhất. Đặc biệt là tiếp tục duy trì chính sách thuế ưu đãi với DN phần mềm, nhất là trong bối cảnh khó khăn như hiện nay. 

Theo Dien dan doanh nghiep

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không