Kiến thức Bãi bỏ 20 thông tư về lao động – tiền lương, BHXH...

Bãi bỏ 20 thông tư về lao động – tiền lương, BHXH từ ngày 15/2/2021

331

Thông tư 22/2020/TT-BLĐTBXH quy định bãi bỏ 20 thông tư, thông tư liên tịch về quan hệ lao động – tiền lương, BHXH từ ngày 15/02/2021.

Xem thêm:

>> Từ 1/1/2021, đã có mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập đóng BHXH 2021

>> Hướng dẫn lập Mẫu TK1-TS: Tờ khai tham gia, điều chỉnh BHXH, BHYT mới nhất

>> Mức đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT với người lao động năm 2021

>> Tỷ lệ trích đóng bảo hiểm (BHXH, BHYT, BHTN), kinh phí công đoàn 2021

Bãi bỏ 3 thông tư liên tịch lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương

1. Thông tư liên tịch 37/2011/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BNV-BNG hướng dẫn thực hiện Quyết định 10/2011/QĐ-TTG về chế độ đối với những người trực tiếp tham gia và phục vụ công tác phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền.

2. Thông tư liên tịch 31/2014/TTLT-BLĐTBXH-BQP ngày 07/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BLĐTBXH-BQP ngày 12/10/2011 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện thí điểm quản lý tiền lương đối với Công ty mẹ – Tập đoàn Viễn thông Quân đội giai đoạn 2011-2013 theo Nghị định 65/2011/NĐ-CP ngày 29/7/2011 của Chính phủ.

3. Thông tư liên tịch 26/2011/TTLT-BLĐTBXH-BQP ngày 12/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện thí điểm quản lý tiền lương đối với công ty mẹ – Tập đoàn Viễn thông Quân đội giai đoạn 2011 – 2013 theo Nghị định số 65/2011/NĐ-CP ngày 29/7/2011 của Chính phủ.

bãi bỏ thông tư về lao động - tiền lương

Bãi bỏ 17 Thông tư lĩnh vực bảo hiểm xã hội

1. Thông tư 31/2007/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng theo Nghị định số 184/2007/NĐ-CP ngày 17/12/2007 và Nghị định số 166/2007/NĐ-CP ngày 16/11/2007 của Chính phủ.

2. Thông tư 17/2008/TT-BLĐTBXH ngày 28/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định theo Nghị định số 83/2008/NĐ-CP ngày 31/7/2008 của Chính phủ.

3. Thông tư 20/2008/TT-BLĐTBXH ngày 29/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Nghị định số 101/2008/NĐ-CP ngày 12/9/2008 của Chính phủ.

4. Thông tư 01/2009/TT-BLĐTBXH ngày 14/01/2009 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định mức điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định theo khoản 2 Điều 5 Nghị định số 83/2008/NĐ-CP ngày 31/7/2008 của Chính phủ.

5. Thông tư 02/2009/TT- BLĐTBXH ngày 15/01/2009 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Nghị định số 134/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ.

6. Thông tư 11/2009/TT- BLĐTBXH ngày 24/4/2009 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng theo Nghị định số 34/2009/NĐ-CP và Nghị định số 33/2009/NĐ-CP ngày 06/4/2009 của Chính phủ.

7. Thông tư 04/2010/TT-BLĐTBXH ngày 29/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định mức điều chỉnh tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

8. Thông tư 15/2010/TT-BLĐTBXH ngày 20/4/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng theo Nghị định số 28/2010/NĐ-CP và Nghị định số 29/2010/NĐ-CP ngày 25/3/2010 của Chính phủ.

9. Thông tư 02/2011/TT-BLĐTBXH ngày 20/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định mức điều chỉnh tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

10. Thông tư 13/2011/TT-BLĐTBXH ngày 27/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng theo Nghị định số 23/2011/NĐ-CP và Nghị định số 22/2011/NĐ-CP ngày 04/4/2011 của Chính phủ.

11. Thông tư 01/2012/TT-BLĐTBXH ngày 05/01/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định mức điều chỉnh tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

12. Thông tư 09/2012/TT-BLĐTBXH ngày 26/4/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng theo Nghị định 35/2012/NĐ-CP ngày 18/04/2012 và Nghị định 31/2012/NĐ-CP ngày 12/04/2012 của Chính phủ.

13. Thông tư 01/2013/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định mức điều chỉnh tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

14. Thông tư 13/2013/TT-BLĐTBXH ngày 21/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng theo Nghị định số 73/2013/NĐ-CP ngày 15/07/2013 của Chính phủ.

15. Thông tư 02/2014/TT-BLĐTBXH ngày 10/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định mức điều chỉnh tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

16. Thông tư 03/2015/TT-BLĐTBXH ngày 23/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định mức điều chỉnh tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

17. Thông tư 05/2015/TT-BLĐTBXH ngày 02/02/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng theo Nghị định số 09/2015/NĐ-CP ngày 22/01/2015 của Chính phủ.

Phần mềm kế toán MISA SME 2022 tự động cập nhật các biểu mẫu, nghị định, thông tư mới của Nhà nước giúp các doanh nghiệp tránh bị xử phạt vì thực hiện sai quy định.

Tự động cập nhật văn bản pháp luật

Phần mềm kế toán MISA SME giúp tự động hóa toàn bộ quy trình tính lương trong doanh nghiệp như:

– Có thể lập bảng chấm công trên phần mềm hay nhập khẩu kết quả chấm công tổng hợp của bộ phận nhân sự vào phần mềm để tính lương

Tự động cập nhật các biểu mẫu, nghị định, thông tư mới của Nhà nước, đồng thời phần mềm tự động nhắc nhở các doanh nghiệp hạn kê khai, quyết toán và nộp thuế GTGT, TNDN, TNCN, thuế môn bài…giúp doanh nghiệp tránh bị xử phạt vì nộp muộn, nộp quá thời hạn.

– Cho phép tính lương theo thời gian, hệ số, hay theo mức lương thỏa thuận của doanh nghiệp, đặc biệt phần mềm còn tính được lương làm thêm giờ và làm đêm và tự động tính bảo hiểm, thuế TNCN tạm tính cho từng cán bộ.

dùng thử phần mềm kế toán misa
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không