Quy trình kế toán công ty vàng bạc đá quý không quá phức tạp, tuy nhiên nhiều kế toán lại nhầm lẫn trong quy trình và nhiều tài liệu chưa được hệ thống hóa. Trong bài viết này, MISA SME sẽ tổng hợp và gửi đến các bạn những thông tin chính xác nhất về vấn đề này.
1. Đặc thù ngành vàng bạc đá quý
Ngành vàng bạc đá quý là một lĩnh vực kinh doanh đặc thù với các yêu cầu quản lý tài sản và hạch toán nghiêm ngặt. Đặc thù của ngành này không chỉ nằm ở giá trị tài sản cao mà còn ở tính nhạy cảm trước biến động thị trường, đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng quy trình kế toán chặt chẽ và chính xác.
- Vàng và đá quý đều là những loại tài sản có giá trị lớn, dễ bị thất thoát hoặc mất mát nếu không được quản lý chặt chẽ.
- Giá vàng và đá quý thay đổi liên tục do ảnh hưởng từ thị trường quốc tế, đòi hỏi kế toán phải cập nhật giá trị hàng tồn kho thường xuyên.
- Cần phân biệt rõ ràng và chặt chẽ giữa vàng nguyên liệu, vàng trang sức, đá quý, và các sản phẩm kết hợp để đảm bảo tính chính xác trong hạch toán.
- Trong kinh doanh vàng bạc, đá quý, người bán cần kiểm kê tài sản định kỳ nghiêm ngặt để đối chiếu số liệu thực tế với sổ sách, tránh thất thoát và chênh lệch.
2. Các tài khoản kế toán thường dùng
Các tài khoản thông dụng thường dùng trong Công ty vàng bạc đá quý:
- TK 1051: Vàng
- TK 478: Tiêu thụ vàng bạc, đá quý.
- TK 632: Chênh lệch đánh giá lại vàng bạc, đá quý.
- TK 722: Thu về kinh doanh vàng
- TK 822: Chi về kinh doanh vàng
- TK 632: Chênh lệch đánh giá lại vàng bạc, đá quý
Thông thường, vàng được xem là đối tượng hàng hóa với Công ty kinh doanh vàng bạc đá quý và thường được hạch toán vào TK 156. Đối tượng mua vàng thường là cá nhân mua bán trao hoặc trao đổi nên mua vào. Các chứng từ cần lập khi phát sinh giao dịch mua vàng gồm:
- Phiếu chi tiền.
- Bảng kê.
- Phiếu nhập kho
3. Hạch toán trong công ty vàng bạc đá quý
Một số nghiệp vụ kế toán phổ biến trong quy trình kế toán công ty vàng bạc đá quý như sau:
– Khi mua vàng bạc, đá quý nhập kho
Căn cứ theo hóa đơn mua hàng thì kế toán lập phiếu nhập kho và hạch toán như sau:
Nợ TK vàng/kim loại quý, đá quý TK 1051/1059
Có TK 111, 112
– Khi bán vàng bạc, đá quý
Kế toán sẽ làm thủ tục xuất kho để bán vàng bạc đá quý và hạch toán như sau:
+ Phản ánh số tiền theo giá vốn vào tài khoản tiêu thụ vàng bạc, đá quý, hạch toán:
Nợ TK 478: Số tiền theo giá vốn.
Có TK 1051, 1059: Số tiền theo giá vốn.
+ Thu tiền bán hàng theo giá bán:
Nợ TK 111, 112,…: Số tiền theo giá bán
Có TK 478: Số tiền theo giá bán.
– Khi thu, chi về chế tác vàng bạc, đá quý
Các loại vàng bạc, đá quý kinh doanh phải qua chế tác (đồ trang sức) sẽ phát sinh chi phí hoặc thu nhập về chế tác vàng bạc, đá quý. Khoản phát sinh này được hạch toán vào tài khoản “Tiêu thụ vàng bạc, đá quý” để xác định kết quả kinh doanh.
+ Hạch toán chi phí chế tác
Khi phát sinh các chi phí chế tác, kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 478
Có TK 111, 112
+ Hạch toán thu nhập từ chế tác
Khi có thu nhập về hoạt động chế tác, gia công vàng bạc, đá quý cho khách hàng thì kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 111, 112
Có TK 478
– Kế toán kết quả hoạt động kinh doanh vàng bạc, đá quý
Xác định kết quả kinh doanh vàng bạc, đá quý được kế toán thực hiện theo kỳ kế toán tháng (ngày cuối của tháng) và được căn cứ vào số dư TK “Tiêu thụ vàng bạc, đá quý” – TK 478.
+ Nếu TK 478 dư Có tức là kinh doanh có LÃI. Kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 478
Có TK 722
+ Nếu TK 478 dư Nợ tức là kinh doanh bị LỖ. Kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 822
Có TK 478
Thuế giá trị gia tăng của loại kinh doanh vàng bạc, đá quý áp dụng theo phương pháp tính trực tiếp với thuế suất 20%. Số thuế phải nộp được hạch toán vào tài khoản ” Chi phí – Chi nộp thuế”.
Hạch toán thuế phải nộp:
Nợ TK 333
Có TK 4531
– Kế toán đánh giá lại vàng bạc, đá quý tồn kho
Trong quá trình kinh doanh, giá của vàng bạc, đá quý luôn biến động theo chiều hướng tăng hoặc giảm. Để xác định được số chênh lệch giữa giá gốc với giá mua vào thời điểm cuối kỳ kế toán (tháng, quý, năm) thì cuối kỳ kế toán (thường là cuối tháng) phải đánh giá lại giá trị vàng bạc, đá quý để hạch toán số chênh lệch vào tài khoản “Chênh lệch đánh giá lại vàng bạc đá quý” (TK 632)
Công thức tính chênh lệch vàng bạc, đá quý:
Chênh lệch giá vàng bạc, đá quý khi đánh giá = Số lượng vàng bạc, đá quý tại thời điểm đánh giá x Giá mua vàng bạc, đá quý tại thời điểm đánh giá – Giá trị vàng bạc theo giá gốc.
Khi đánh giá, thường xảy ra một trong hai trường hợp:
+ Trường hợp chênh lệch > 0, hạch toán:
Nợ TK 1051,1059
Có TK 632
+ Trường hợp chênh lệch < 0, hạch toán:
Nợ TK 632
Có TK 1051, 1059
Số dư tài khoản 632 không hạch toán vào tài khoản thu nhập hay chi phí ngay tại thời điểm đánh giá mà để cuối năm sẽ chuyển vào tài khoản Thu nhập nếu tài khoản có số dư Có, hoặc tài khoản Chi phí nếu tài khoản có số dư Nợ.
4. Xác định thuế GTGT đối với kinh doanh vàng bạc, đá quý
Theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư 219/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC), công ty kinh doanh vàng bạc, đá quý nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.
Ngoài ra, căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 219/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC), ta có:
Số thuế GTGT phải nộp = Giá trị gia tăng x Thuế suất
Trong đó:
– Giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý được xác định bằng giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra trừ (-) giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng.
– Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra là giá thực tế bán ghi trên hóa đơn bán vàng, bạc, đá quý, bao gồm cả tiền công chế tác (nếu có), thuế giá trị gia tăng và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng.
– Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào được xác định bằng giá trị vàng, bạc, đá quý mua vào hoặc nhập khẩu, đã có thuế GTGT dùng cho mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý bán ra tương ứng.
Lưu ý:
– Trường hợp trong kỳ tính thuế phát sinh giá trị gia tăng âm (-) của vàng, bạc, đá quý thì được tính bù trừ vào giá trị gia tăng dương (+) của vàng, bạc, đá quý.
– Trường hợp không có phát sinh giá trị gia tăng dương (+) hoặc giá trị gia tăng dương (+) không đủ bù trừ giá trị gia tăng âm (-) thì được kết chuyển để trừ vào giá trị gia tăng của kỳ sau trong năm. Kết thúc năm dương lịch, giá trị gia tăng âm (-) không được kết chuyển tiếp sang năm sau.
Phần mềm kế toán MISA SME.NET đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ tài chính kế toán, giúp kế toán tiết kiệm thời gian và công sức. Để tìm hiểu thêm về phần mềm kế toán MISA SME mới nhất cũng như trải nghiệm phần mềm miễn phí, anh/chị vui lòng điền form dưới đây: