Kiến thức Tài chính kế toán Định chế tài chính là gì? Vai trò và phân loại định...

Định chế tài chính là gì? Vai trò và phân loại định chế tài chính theo quy định

4192
Định chế tài chính là gì? Vai trò và phân loại định chế tài chính theo quy định
Định chế tài chính là gì? Vai trò và phân loại định chế tài chính theo quy định

Định chế tài chính là gì? Định chế tài chính là khái niệm được quy định để kiểm soát nguồn cung tiền và bảo vệ người tiêu dùng. Hãy cùng MISA SME tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về khái niệm định chế tài chính.

1. Định chế tài chính là gì?

Định chế tài chính (Financial Institution) là bất kỳ tổ chức nào có thể thực hiện kinh doanh một hoặc nhiều hoạt động, bao gồm cho vay, nhận tiền gửi, thuê mua tài chính, chuyển tiền hay giá trị; bảo lãnh và cam kết tài chính; phát hành và quản lý các ph­­ương tiện thanh toán; tham gia phát hành chứng khoán; kinh doanh ngoại hối, các công cụ thị trư­ờng tiền tệ, chứng khoán có thể chuyển như­­ợng; quản lý danh mục đầu tư­­ của cá nhân, tập thể; quản lý tiền mặt hoặc chứng khoán thanh khoản thay mặt cho cá nhân hay tập thể khác; đầu tư­­, quản lý vốn hoặc tiền đại diện cho cá nhân, tập thể khác; đổi tiền; bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm liên quan đến các khoản đầu t­ư­ khác.

2. Phân loại định chế tài chính

Định chế tài chính được phân loại thành hai nhóm chính, bao gồm định chế tài chính trung gian và định chế tài chính bán trung gian:

  • Định chế tài chính trung gian: Định chế tài chính trung gian đóng vai trò kết nối giữa nguồn cung cấp vốn và nguồn cầu vốn. Định chế tài chính trung gian hoạt động như nhà đầu tư trung gian, tạo điều kiện để người vay và người cho vay gặp nhau thông qua mua bán tài sản tài chính. Các định chế tài chính trung gian bao gồm: ngân hàng thương mại, quỹ trợ cấp, công ty bảo hiểm, công ty tài chính và nhiều tổ chức khác.
  • Định chế tài chính bán trung gian: Đây là nhóm các tổ chức nằm ở vị trí trung gian giữa nguồn cung cấp vốn và nguồn cầu vốn và hoạt động như các nhà môi giới. Nhóm này không tạo ra tài sản tài chính mà đóng vai trò tạo ra sự tiếp xúc giữa nguồn cung cấp và nguồn cầu vốn, đồng thời thực hiện việc chuyển tài sản tài chính từ bên bán đến bên mua. Các định chế tài chính bán trung gian bao gồm: công ty chứng khoán, ngân hàng đầu tư…

>> Xem Thêm: Phần mềm kế toán phổ biến nhất MISA SME

3. Các định chế tài chính theo quy định của pháp luật

Hiện nay, các định chế tài chính có trong nền kinh tế được pháp luật quy định gồm có:

3.1. Ngân hàng trung ương 

Ngân hàng trung ương đóng vai trò quản lý và giám sát hoạt động của tất cả các ngân hàng khác. Các tổ chức tài chính và ngân hàng thương mại sẽ làm việc trực tiếp với ngân hàng trung ương để cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho người tiêu dùng.

ngân hàng trung ương

3.2. Ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại là các tổ chức tài chính mà cá nhân và doanh nghiệp làm việc trực tiếp để sử dụng các sản phẩm và dịch vụ. Hiện nay, các ngân hàng thương mại thường cung cấp tài khoản tiền gửi, dịch vụ cho vay và tư vấn tài chính cho cả hai loại khách hàng này. Các sản phẩm được cung cấp tại các ngân hàng thương mại hay các ngân hàng bán lẻ bao gồm: Chứng chỉ tiền gửi, tài khoản séc và tiết kiệm, thẻ tín dụng và tài khoản ngân hàng kinh doanh, các khoản vay cá nhân và thế chấp.

3.3. Liên hiệp tín dụng

Liên hiệp tín dụng là tổ chức hợp tác thuộc sở hữu chung của các thành viên và hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận từ hoạt động của liên hiệp tín dụng được chia sẻ giữa các thành viên và không được phân phối ra bên ngoài tổ chức. Liên hiệp tín dụng phục vụ các đối tượng cụ thể theo lĩnh vực là thành viên của tổ chức, ví dụ như giáo viên, quân nhân…

3.4. Ngân hàng và công ty đầu tư

Ngân hàng đầu tư không tiếp nhận tiền gửi mà thay vào đó sẽ giúp cá nhân và doanh nghiệp huy động vốn thông qua việc phát hành chứng khoán. Các công ty đầu tư (thường được gọi là các công ty quỹ tương hỗ) sẽ huy động tiền từ các nhà đầu tư cá nhân và các thể chế khác để cung cấp cho họ quyền tham gia vào thị trường chứng khoán.

3.5. Công ty môi giới

Công ty môi giới giúp cá nhân và tổ chức trong quá trình mua bán chứng khoán với các nhà đầu tư khác. Khách hàng của các công ty môi giới có thể đặt các giao dịch trái phiếu, cổ phiếu, quỹ tương hỗ, quỹ giao dịch ngoại hối và một số khoản đầu tư thay thế.

3.6. Công ty bảo hiểm

Công ty bảo hiểm giúp chuyển đổi rủi ro và mất mát của khách hàng thành tài sản tài chính. Các cá nhân và tổ chức sử dụng sản phẩm và dịch vụ của công ty bảo hiểm để bảo vệ tài sản trong trường hợp gặp tai nạn, thiên tai và các sự kiện bất khả kháng khác.

3.7. Hiệp hội tiết kiệm và cho vay

Hiệp hội tiết kiệm và cho vay là các tổ chức tài chính hoạt động dựa trên việc nắm giữ cổ phần lẫn nhau và thường không cho vay quá 20% tổng số tiền cho vay cho các doanh nghiệp thuộc danh mục các hiệp hội tiết kiệm và cho vay cung cấp. Đối tượng chính của hiệp hội tiết kiệm và cho vay là các cá nhân đối với các tài khoản tiền gửi, cho vay thế chấp và các khoản cho vay cá nhân.

4. Vai trò, chức năng của định chế tài chính đối với nền kinh tế

Định chế tài chính là những tổ chức quan trọng trong nền kinh tế, giúp duy trì sự ổn định và phát triển của các hoạt động tài chính. Với các chức năng đa dạng, các định chế này không chỉ tạo cầu nối giữa người vay và người cho vay mà còn đảm bảo việc quản lý rủi ro và duy trì thanh khoản trong nền kinh tế.

Vai trò và chức năng của định chế tài chính đối với nền kinh tế gồm:

  • Kiểm soát nguồn cung tiền: Các định chế tài chính là trung gian quan trọng, giúp chuyển tiền từ nhà đầu tư đến doanh nghiệp, hỗ trợ duy trì sự ổn định dòng tiền trong nền kinh tế.
  • Hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư: Sự đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ tài chính giúp phân bổ nguồn tiền vào nhiều tài sản khác nhau, giảm thiểu rủi ro và tăng tính an toàn cho các nhà đầu tư.
  • Tiết kiệm chi phí giao dịch: Các tổ chức tài chính cung cấp dịch vụ giao dịch chuyên nghiệp, giúp nhà đầu tư tiết kiệm chi phí liên quan đến đầu tư, tăng hiệu quả trong các giao dịch.
  • Tạo cơ chế thanh toán hiệu quả: Ngân hàng thương mại và các định chế tài chính cung cấp phương thức thanh toán nhanh chóng, giảm thời gian và rủi ro trong các giao dịch kinh doanh và cá nhân.
  • Môi giới giữa người cho vay và người vay: Định chế tài chính đóng vai trò kết nối giữa người vay và người cho vay, giúp tạo ra nguồn vốn cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
  • Hỗ trợ đầu tư và tiết kiệm: Các tổ chức tài chính cung cấp các dịch vụ hỗ trợ đầu tư và tiết kiệm, giúp nhà đầu tư gia tăng tài sản và chuẩn bị cho tương lai, như tiết kiệm hưu trí.
Các định chế tài chính là trung gian quan trọng, giúp chuyển tiền từ nhà đầu tư đến doanh nghiệp, hỗ trợ duy trì sự ổn định dòng tiền trong nền kinh tế
Các định chế tài chính là trung gian quan trọng, giúp chuyển tiền từ nhà đầu tư đến doanh nghiệp, hỗ trợ duy trì sự ổn định dòng tiền trong nền kinh tế

5. Định chế tài chính và những rủi ro cần kiểm soát

Không chỉ cung cấp dịch vụ tài chính cơ bản, các định chế tài chính còn là những công cụ quan trọng giúp quản lý và phân phối rủi ro, từ đó thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, khi hoạt động không được quản lý và giám sát đúng mức, chúng có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng, bao gồm:

  • Khủng hoảng tài chính: Các tổ chức tài chính có thể gặp khó khăn khi đầu tư vào các tài sản rủi ro cao hoặc khi có sự mất cân đối trong nguồn vốn. Khủng hoảng tài chính năm 2008 là một ví dụ điển hình, khi sự sụp đổ của các ngân hàng và công ty tài chính lớn (như Lehman Brothers) đã dẫn đến sự suy thoái kinh tế toàn cầu.
  • Rủi ro thanh khoản: Khi các định chế tài chính gặp khó khăn về thanh khoản (không đủ tiền mặt để đáp ứng yêu cầu rút tiền của khách hàng hoặc yêu cầu của các khoản nợ), điều này có thể gây ra sự lo ngại trong cộng đồng đầu tư và kéo theo sự hoảng loạn trên thị trường.
  • Vấn đề hệ thống hóa rủi ro: Các định chế tài chính thường gắn kết với nhau qua các mối quan hệ tài chính phức tạp. Khi một tổ chức tài chính gặp vấn đề, nó có thể kéo theo sự sụp đổ của các tổ chức khác trong hệ thống, tạo ra hiệu ứng domino và lan rộng ra toàn bộ nền kinh tế toàn cầu.
  • Rủi ro từ việc đầu tư mạo hiểm: Việc các tổ chức tài chính đẩy mạnh các khoản vay mạo hiểm (như các khoản vay thế chấp dưới chuẩn trong cuộc khủng hoảng 2008) hoặc các sản phẩm tài chính phức tạp có thể dẫn đến các vấn đề lớn nếu các khoản vay này không được trả lại hoặc giá trị tài sản giảm mạnh.

Việc duy trì sự ổn định của các định chế tài chính là rất quan trọng để bảo vệ nền kinh tế khỏi các khủng hoảng tài chính. Các cơ quan quản lý tài chính cần đảm bảo rằng các định chế này hoạt động minh bạch, có sự giám sát chặt chẽ để giảm thiểu các rủi ro có thể dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống tài chính, từ đó bảo vệ nền kinh tế vĩ mô.

Phần mềm kế toán MISA SME.NET đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ tài chính kế toán, giúp kế toán tiết kiệm thời gian và công sức. Để tìm hiểu thêm về phần mềm kế toán MISA SME mới nhất cũng như trải nghiệm phần mềm miễn phí, anh/chị vui lòng điền form dưới đây:


Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 1]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không