Kiến thức Kiến thức quản trị Đừng nhầm lẫn giữa lãnh đạo và nhà quản lý, đây là...

Đừng nhầm lẫn giữa lãnh đạo và nhà quản lý, đây là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau!

30
Điểm khác biệt giữa quản lý và lãnh đạo là gì? Cách trả lời đơn giản là: Quản lý con người là việc theo dõi để đảm bảo nhân viên sẽ làm những điều họ phải làm. Khái niệm giám sát bắt nguồn từ nỗi sợ rằng nhân viên sẽ không làm việc hoặc mắc sai lầm nếu không có ai trông chừng họ.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Một nhà quản lý luôn đứng từ phía sau, căng đôi mắt “cú vọ” để xem trong nhóm có ai diễu hành không chính xác, ai mắc lỗi. Họ không nhìn được toàn diện những thành tích của cả tập thể.

Một lãnh đạo thì sẽ luôn hướng về phía trước, dẫn đầu đoàn một cách tự nhiên. Họ sẽ giả định đoàn quân sẽ theo họ vì họ tin tưởng vào mọi người và chính họ. Họ đủ tự tin để tuyển những người họ có thể tin tưởng và cho người ta làm những điều tốt nhất với sự giám sát tối thiểu nhất.

Người quản lý thì chẳng có niềm tin, họ lo lắng và luôn cho rằng sẽ có hậu quả xấu xảy ra nếu họ không đề phòng, cảnh giác. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra ở các tổ chức dù lớn hay nhỏ.

Thật khó để khuyên một người quản lý “sợ hãi” áp dụng tư duy của người lãnh đạo tự tin vì điều này nằm ở mức độ nhận thức từ chính nhà quản lý. Bởi vì họ đang mang trong mình nỗi sợ hãi, họ cho rằng mọi người cần được bảo vệ và tuân thủ theo cách họ đặt ra.

Họ không thể nhìn thấy thứ gọi là niềm tin. Họ tin rằng nếu không có sự kiểm tra và đánh giá liên tục, bộ phận sẽ chẳng thể hoạt động tốt nổi. Thực sự thì họ chưa bao giờ tin rằng, họ có thể lãnh đạo mà không cần những quy tắc, luật lệ. Lãnh đạo con người có thể bằng cách giao quyền quyết định và truyền cảm hứng để tạo ra những điều tuyệt vời.

Dưới đây là 10 dấu hiệu chứng tỏ sếp của bạn là một người quản lý chứ không phải một nhà lãnh đạo:

1. Họ không hỏi ý kiến đồng đội trước khi ra quyết định. Họ không dám chia sẻ thẩm quyền với bất kỳ ai. Họ tin rằng việc có thể quyết định mà chẳng cần hỏi ý kiến ai là đặc quyền thể hiện quyền lực của họ.

2. Họ không thừa nhận nỗ lực và thành tích của tập thể có cả công sức của từng nhân viên. Họ ngại việc cảm ơn hay công nhận nhân viên vì họ cần giữ mối quan hệ quyền lực bất bình đẳng.

3. Những gì họ làm, họ nghĩ chẳng bao giờ là sai cả. Ngay cả khi ai ai cũng biết quản lý đang sai nhưng chẳng ai dám nói. Họ giả vờ rằng sếp họ không sai và sếp họ cũng đang rất tin vào điều đó.

4. Họ không thể xử lý được sự bất đồng quan điểm hay thậm chí là một cuộc tranh luận lịch sự.

5. Họ chỉ muốn nhận lời khuyên khi đang ở riêng với một người cấp dưới nào đó.

6. Họ không cho phép nhân viên của mình tương tác với các nhà quản lý cấp cao vì họ sợ nhân viên sẽ chiếm được lòng tin hoặc nói xấu mình với lãnh đạo cấp cao.

7. Họ không phải là người bảo vệ nhân viên của mình khi có thể. Họ sẽ không vì ai, ngoại trừ chính họ.

8. Họ không hướng nhóm của mình đến tầm nhìn tương lai. Họ giữ những gì họ biết cho chính mình và không chia sẻ với bất kỳ ai.

9. Họ sẽ bác bỏ mọi thông tin hay phản hồi mà họ cảm thấy đe dọa đến quyền lực của họ. Khi bạn đưa ra ý kiến, họ sẽ ngăn chặn và không có ý định xem xét ý kiến của bạn.

10. Họ quan tâm đến việc duy trì vị thế, uy tin hay năng lực tổ chức mà họ tích lũy hơn là làm những điều tốt nhất cho tổ chức.

Những nhà quản lý “sợ hãi” giữ công việc của họ như thế nào? Họ giữ được việc bởi họ có thể mang lại kết quả kinh doanh trong một khoảng thời gian giới hạn. Kết quả mà họ thu được bằng việc quản lý thông qua sự sợ hãi.

Tuy vậy, trải qua thời gian họ sẽ thất bại bởi vì thiếu sự tín nhiệm. Không ai tin tưởng họ. Nhân viên sẽ sớm nhận ra rằng người sếp này có quyền lực rất hạn chế đối với họ.

Vậy nếu sếp của bạn đang mắc kẹt trong sự sợ hãi, nhiệm vụ đầu tiên của bạn là bắt đầu xây dựng một lối thoát hiểm. Thực sự thì cuộc sống quá ngắn để lãng phí thời gian và tài năng để làm việc cho một người không xứng đáng.

Theo Trí Thức Trẻ

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không