Kiến thức Kiến thức quản trị TS Nguyễn Mạnh Hùng lý giải tại sao startup thường chơi bóng...

TS Nguyễn Mạnh Hùng lý giải tại sao startup thường chơi bóng đá, còn doanh nhân thành đạt lại thích chơi golf

7
Chuyện chơi thể thao của doanh nhân hoàn toàn không đơn giản và tất cả mọi sự lựa chọn đều có lý của nó.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa


Tại sao người ta mê đánh trái banh vào trong lỗ nhỏ đến thế?

Cách đây gần 30 năm, một huyền thoại kinh doanh từng viết trong hồi kỳ của mình rằng: “Có lẽ một vài người nghĩ rằng tôi là doanh nhân nên phải chơi golf giỏi lắm. Nhưng chưa bao giờ tôi cầm cây gậy đánh golf trong tay. Thực sự là tôi không có thời gian để chơì golf và chưa bao giờ coi nó là hình thức thể thao phải biết.

Vì thế tôi cảm thấy hân hoan vô cùng khi khám phá trong quyển sách của ông Toko Tochio, nhà doanh nghiệp vĩ đại của Nhật cũng có cách nghĩ như vậy đối với môn golf. Có một lần một số nhân viên mời ông ta đi chơi golf, ông ấy nói rằng ông ta không hiểu nổi làm sao họ lại say mê đánh trái banh vào trong lỗ nhỏ. Ông ta cho rằng điều hành một công ty thì hấp dẫn hơn bội phần.

Điều đó đúng y như tôi nghĩ. Khi nói về sở thích của tôi thì chơi golf nằm ở danh sách cuối bảng. Niềm hân hoan và sự hoàn thiện mà tôi rút ra từcông việc thì lớn lao hơn nhiều. Tôi chẳng thấy có lý do gì giúp cho sức khoẻ khi chơi golf vì sự luyện tập mà tôi có được nhờ công việc hữu hiệu hơn gấp bội phần. Lý thuyết của riêng tôi là những ai làm việc chăm chỉ thì không cần bât cứ sự luyện tập nào khác.

Khi tôi thấy những người khác mồ hôi nhễ nhại trong câu lạc bộ thể dục thể thao thì tôi tự hỏi không biết họ làm điều đó vì họ không có nơi nào khác để đổ mồ hôi hay sao.”

Người viết ra những dòng này chính là Kim Woo Chung là nhà sáng lập nên một trong những tập đoàn kinh tế hùng mạnh của Hàn Quốc có tên Daewoo. 

Tại sao người ta lại chơi golf, quá lãng phí và tiền bạc. Mất quá nhiều thứ và để làm gì? Đó cũng là suy nghĩ của Tiến sĩ, doanh nhân Nguyễn Mạnh Hùng, nhà sáng lập nên Thái Hà Book trước khi lần đầu cầm đến gậy golf vì nể lời mời của hai người bạn thân.

Và từ lần chơi golf này, ông đã có câu trả lời cho câu hỏi của Toko Tochio, Kim Woo Chung và chính mình.

Chuyện chơi thể thao của doanh nhân hoàn toàn không đơn giản

Ông Hùng kể lại về những điều mình được những người bạn của mình giảng về golf như vùng Kelven của Hà Lan là nơi đầu tiên xuất hiện môn thể thao quý tộc này. Golf xuất phát từ từ Kolf trong tiếng Hà Lan. Chính Duncan Forbes đã đặt ra các luật chơi như phải phát bóng trong phạm vi một gậy dài đến lỗ, điểm phát bóng phải nằm trên mặt đất, không được thay đổi vị trí quả bóng một khi đã phát bóng, không được dịch chuyển bất cứ thứ gì cạnh tầm gậy, nếu bóng của bạn rơi xuống nước thì phải thay bóng khác và đặt nó lại điểm phía sau của vùng nước rồi đánh lại nó bằng bất kỳ gậy nào, nếu bạn làm mất bóng của mình bởi bất kỳ lý do gì hoặc bất kỳ ai thì phải quay trở lại điểm đánh bóng và tung nó xuống đất, sau đó đánh lại.

TS Nguyễn Mạnh Hùng lý giải tại sao startup thường chơi bóng đá, còn doanh nhân thành đạt lại thích chơi golf – Ảnh 1.
Nghiên cứu kỹ các môn thể thao và tính cách của doanh nhân, ông Hùng thấy rằng thường những người trẻ, những ai mới lập nghiệp thường chơi bóng đá, bóng chuyền và những môn thể thao đòi hỏi tính tập thể cao. Trong lãnh đạo, sự phối hợp giữa các thành viên trong cơ quan là rất quan trọng. Nhiều khi thành công của một doanh nghiệp không hẳn là sự tập hợp một tập thể những người tài mà là sự phối hợp ăn ý giữa mọi cá nhân. Trong ban lãnh đạo cũng vậy, nếu các thành viên không ăn ý với nhau có thể ảnh hưởng tới doanh nghiệp.

“Hãy tưởng tượng ra một đội bóng đá, nếu có nhiều “sao” mà ông bầu không tốt, chưa chắc đã thắng”, tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng nhận xét. Ngược lại, những ông bầu như phù thủy Guus Hiddink có thể dẫn dắt các đội không mạnh như Hàn Quốc, Australia, Nga… đạt những vinh quang khó tin. Doanh nghiệp hay gia đình của bạn, của mỗi doanh nhân cũng không hề khác. Cá nhân ông chơi bóng đá, bóng rổ và bóng chuyền đến năm 1996, khi đến 30 tuổi.

Khi đã có một chút thành đạt, thường các doanh nhân chuyển sang chơi tennis. Giống như bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, tennis cũng là môn thể thao đối kháng. Tuy nhiên, trong tennis, khi đánh đôi, chỉ có hai thành viên phối hợp với nhau. Hai vận động viên tennis – doanh nhân cần có sự phối hợp nhịp nhàng, ăn ý để có thể chiến thắng cặp đối phương.

Tennis cũng rất phù hợp cho mọi lứa tuổi, mọi loại thể lực. Vì nếu không thật sự khỏe, chơi không giỏi, ta có thể chọn bạn chơi là người có kinh nghiệm, thể lực tốt và trình độ cao. Lúc mệt có thể dùng vợt trợ lực. Ông Hùng bật mí rằng mình đã từng phải tìm bạn chơi tốt để đánh cùng vì đối phương khá mạnh và ăn ý, đồng thời cũng đã được mời đứng cặp với nhiều tay vợt doanh nhân chưa thật sự đẳng cấp.

“Golf lại là câu chuyện khác”, ông Hùng khẳng định. Mình phải tự chơi với chính mình. Trong golf, tính tự giác, sự khám phá bản thân đạt ở đỉnh cao. Cũng xin lưu ý rằng không ai được chấp nhận số điểm trong một trận nếu không có người chứng kiến. Có những quy định khác khá thú vị trong môn thể thao cao cấp này như nếu gậy của bạn bị gẫy vì bất kỳ lý do nào, nó sẽ bị loại ra và bạn không được quyền đổi gậy. Hoặc bóng của người nào xa nhất tính đến lỗ, người đó phải đánh trước.

Golf là môn thể thao quý tộc. Ngoài ra, người chơi golf phải là người có tiền. Thường chi phí cho một buổi chơi quãng vài trăm đôla. Không phải doanh nhân nào cũng có thể chơi được. Đó là chưa tính đến chi phí trang bị cho bộ “dụng cụ” chơi golf. Các doanh nhân – vận động viên golf thường có thẻ hội viên cho từng sân golf. Giá của mỗi thẻ có thể lên tới vài chục nghìn đôla, cá biệt có khi lên đến hàng trăm nghìn. Thẻ hội viên được coi như một tài sản và có thể mua đi bán lại như một loại hàng hóa đặc biệt.

Chuyện chơi thể thao của doanh nhân hoàn toàn không đơn giản và tất cả mọi sự lựa chọn đều có lý của nó. Chơi thể thao không chỉ đem lại sức khỏe cho doanh nhân mà còn giúp họ rèn trí tuệ, tính chịu đựng, tinh thần thi đấu, khả năng phân tích và đánh giá tình huống. Các kỹ năng mềm như quản lý thời gian, quản lý rủi ro, quản trị nhân sự, quản trị tài chính, cũng như việc tạo dựng hay thay đổi sứ mệnh, tầm nhìn, khẩu hiệu cho doanh nghiệp… đều có cơ hội thực hành trong quá trình chơi thể thao.

Theo Trí Thức Trẻ

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không