Kiến thức Chiến lược Bán lẻ Việt Nam chạm đáy 4 năm, đại gia ngoại vẫn...

Bán lẻ Việt Nam chạm đáy 4 năm, đại gia ngoại vẫn quyết “chơi lớn”

3
Quyết định rót vốn “khủng” của đại gia ngoại và bước chuyển mình của các “ông lớn” trong nước khiến hoạt động của thị trường bán lẻ ngày càng sôi động.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Đại gia ngoại đua nhau rót vốn vào bán lẻ Việt Nam

Nếu như trong năm 2016 được xem là năm của các nhà đầu tư Thái Lan thì trong năm nay thị trường lại tiếp tục chứng kiến những “phi vụ” đình đám của các đại gia Nhật Bản và Hàn Quốc. Tập đoàn Aeon của Nhật công bố xây dựng dự án trung tâm thương mại thứ hai tại quận Hà Đông – Hà Nội. Nằm trên khu đất 9,5 ha và có diện tích sàn lên tới 200.000m2, đây sẽ là trung tâm thương mại lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm này.

Lotte sau hoạt động đầu tư chưa hiệu quả tại trung tâm thương mại trên đường Đào Tấn, vẫn quyết định tiếp tục rót vốn vào phân khúc này. Ngay từ đầu năm 2017, Lotte đã công bố đang hoàn tất thủ tục để mua lại dự án Ciputra Hanoi Mall với tổng vốn đầu tư ít nhất là 300 triệu USD. Hai giao dịch này hứa hẹn nguồn cung lớn sẽ ra mắt thị trường trong năm 2019.

Trong khi đó, Savills Việt Nam thống kê tính đến hết quý 1/2017, tại Hà Nội tổng cung xấp xỉ 1.240.000 m2 tăng 1,7% theo quý, tăng 11,5% theo năm do có sự tham gia của 2 trung tâm mua sắm, tăng 21.200m2. Giá thuê trung bình giảm sâu nhất trong vòng 4 năm trở lại đây.

Giá thuê mặt bằng bán lẻ tại Hà Nội đã chạm đáy 4 năm. Nguồn: Savills Việt Nam

Công suất tăng 0,7% theo quý, giảm 2,3% theo năm. Trong đó trung tâm mua sắm và khối đế bán lẻ có sự gia tăng vượt bậc là 0,9% và 11,5%. Trong tương lai nguồn cung sẽ tiếp tục tăng với sự vận hành hoạt động của nhiều dự án có quy mô lớn hơn 100.000 m2.

Savills nhận định, Hà Nội đang chứng kiến sự phát triển về mạng lưới bán lẻ và đa dạng hóa về mô hình kinh doanh như nhà phố thương mại và cửa hàng tiện lợi. Trong tương lai, thị trường sẽ tiếp tục mở rộng đáng kể với sự gia nhập của các dự án nổi bật có quy mô hơn 100.000 m² như Vincom D’ Capitale và Aeon Mall Hà Đông.

Thị trường TP. HCM nguồn cung đạt khoảng 1,1 triệu m2, trong đó có 8.400m2 từ 1 trung tâm thương mại và 3 siêu thị mới. 1 siêu thị đóng cửa giảm 5.500 m2. Công suất hoạt động tăng ổn định khoảng 1%.

Hoạt động thị trường bán lẻ TP.HCM
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Nguồn: Savills Việt Nam

Xu thế mới nhằm hút khách của các “đại gia” bán lẻ

Theo CBRE, hiện quỹ đất để mở trung tâm thương mại trong các quận nội thành ngày càng bị thu hẹp. Do đó, xu thế chuyển địa điểm ra các vùng ven sẽ vẫn tiếp tục được các chủ đầu tư triển khai trong những năm tới. Lượng cung trong năm 2017 rơi vào khoảng 106.000 m2, toàn bộ đều ở khu vực ngoại thành.

Với xu thế dịch chuyển và cuộc “đổ bộ” của nhiều “đại gia” ngoại” sẽ bắt buộc các chủ đầu tư phải hướng tới việc “kiến tạo địa điểm” nhằm tăng độ nhận diện trong mắt của người tiêu dùng.

Thay bằng mô hình kinh doanh truyền thống với việc phân lô, chia gian hàng, các trung tâm thương mại cũng đồng thời trở thành các trung tâm giải trí với các hạng mục như rạp chiếu phim, trung tâm game cho người lớn, trò chơi cho trẻ em, khu thư giãn cho người cao tuổi, khu ẩm thực…để thu hút tất cả các đối tượng khách hàng, đặc biệt là trẻ em và các khách hàng trẻ.

Đây là mô hình khá phổ biến tại nhiều nước trong khu vực và bước đầu đã xuất hiện tại Việt Nam, điển hình là hoạt động của hệ thống Aeon… Ngay kể các các trung tâm thương mại lâu năm như Metro hay BigC sau khi được chuyển giao cho các nhà đầu tư mới cũng đang tích cực thay đổi nhằm nâng cao trải nghiệm cho khách hàng.

Theo trí thức trẻ

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không