Kiến thức Kiến thức quản trị Mark Zuckerberg: “Khoảnh khắc triệu đô đôi khi là lời nói dối...

Mark Zuckerberg: “Khoảnh khắc triệu đô đôi khi là lời nói dối nguy hiểm nhất’

7
Trong bài phát biểu tại Đại học Harvard, nhà sáng lập Facebook Mark Zuckerberg cho rằng: “Không có ý tưởng nào vừa sinh ra đã hoàn thiện. Chúng chỉ trở nên rõ ràng một khi bạn làm việc với chúng. Hãy bắt tay vào thực hiện.”

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Liệu có hay không một khoảnh khắc để đời, khi ý tưởng tuyệt vời của bạn bật ra và lập tức trở thành một điều vĩ đại? Nhà sáng lập Facebook đã phủ định điều đó trong bài phát biểu tại lễ trao bằng của mình.

Thông thường, người ta cho rằng những người làm nên sự thay đổi, những người tạo ra những tuyệt phẩm để đời có tác động to lớn đến nhiều thế hệ hẳn phải là những thần đồng. Rằng mỗi người trong số họ hẳn đều có một khoảnh khắc “ơ-rê-ca” nào đó, khi não họ đột nhiên nảy ra một ý tưởng xuất chúng.

Tuy nhiên, Mark Zuckerberg, nhà sáng lập Facebook lại cho rằng quan niệm đó không những không đúng mà còn đe dọa đến khả năng sáng tạo ra những sáng kiến khả thi trong tương lai.

Trong bài phát biểu của mình tại lễ trao bằng ở Đại học Harvard, doanh nhân tỷ phú cho rằng: “Phim ảnh và nền văn hóa nhạc pop đã hiểu sai vấn đề này: Ý tưởng về “khoảnh khắc eureka” là một lời nói dối nguy hiểm. Nó làm chúng ta cảm thấy mình còn thiếu sót vì chưa từng có những khoảnh khắc như vậy. Nó ngăn cản người ta thực hiện những ý tưởng mình nung nấu.”

Zuckerberg nổi tiếng vì đã sáng lập ra Facebook ngay từ khi anh còn là sinh viên của Đại học Harvard. Vào thời điểm đó, anh chẳng rành rẽ về thứ mà mình đang thực hiện, cũng như anh chưa thể hình dung được nó sẽ phát triển như thế nào.

Vị CEO trẻ tuổi hồi tưởng: “Tôi nhớ cái đêm Facebook ra đời trong căn phòng kí túc xá nhỏ của mình, tôi đã nói với một người bạn rằng tôi cực kì phấn khởi khi kết nối được cộng đồng sinh viên Harvard, nhưng sẽ có ngày, ai đó sẽ kết nối toàn thế giới. Có điều, tôi chưa bao giờ nghĩ rằng “ai đó” có thể là chính chúng tôi. Chúng tôi chỉ là những đứa trẻ đang học Đại học. Chúng tôi chẳng biết gì về những thứ đó. Ngoài kia có bao nhiêu công ty công nghệ với nguồn lực khổng lồ, và một trong số họ sẽ làm được điều đó.”

Hôm nay, Facebook có gần 2 tỷ người dùng hàng tháng.

“Nếu tôi phải hiểu hết tất cả những thứ về kết nối con người, tôi sẽ chẳng bao giờ bắt tay tạo nên Facebook.”

Bài phát biểu của Zuckerberg cũng cho rằng, tìm ra mục đích của riêng bạn thôi là chưa đủ. Những người trẻ tuổi đầy tham vọng nên cố gắng thực hiện những dự án lớn để tạo ra những điều có ý nghĩa với nhiều người khác. Zuckerberg nói đến việc đưa con người lên mặt trăng, tiêm chủng phòng bại liệt cho trẻ em và xây dựng đập Hoover như những ví dụ từ thế hệ trước cho việc này.

“Và bây giờ đến lượt chúng ta. Tôi biết, có thể bạn sẽ nghĩ rằng: “Tôi không biết xây đập hoặc làm gì để kéo hàng triệu người khác cùng tham gia.” Nhưng Có một bí mật là: không có ý tưởng nào vừa sinh ra đã hoàn thiện, chúng chỉ trở nên rõ ràng một khi bạn bắt tay vào thực hiện chúng.”

Theo vị CEO tài ba, tạo nên một thay đổi lớn đòi hỏi nhiều thời gian, sự tự tin để tiến lên phía trước cho dù cho con đường phía trước còn mờ mịt và cuối cùng là không ngại bị người đời cười chê. Hãy quen với việc bị hiểu lầm. Bất cứ ai say mê một vấn đề phức tạp đều bị cho là không lường trước những thách thức phát sinh, dù cho bất cứ ai cũng chẳng thể lường trước được chuyện tương lai chứ không chỉ riêng bạn. Luôn có người muốn kéo bước bạn chậm lại, vì vậy những sáng kiến của bạn sẽ luôn bị chỉ trích là quá nóng vội.

Zuckerberg khuyên những cử nhân trẻ vừa tốt nghiệp: Bạn sẽ có nhiều khả năng thành công khi theo đuổi và nắm bắt cơ hội, hơn là lúc nào cũng đề phòng để tránh phạm sai lầm. Trong xã hội này, chúng ta thường không dám làm những việc lớn vì sợ mắc sai lầm nhưng sự thật là: bất cứ điều gì ta làm cũng đều sẽ nảy sinh vấn đề trong tương lai. Nhưng điều đó không thể ngăn chúng ta bắt đầu.

Theo trí thức trẻ

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không