Kiến thức Kiến thức quản trị Làm giàu kiểu Jeff Bezos

Làm giàu kiểu Jeff Bezos

7
Nhà sáng lập của Amazon.com là 1 người ẩn chứa đầy mâu thuẫn. Ông dùng cả số liệu và trực giác để phân tích vấn đề, là người vừa cẩn trọng vừa táo bạo, vừa tinh nghịch lại vừa quyết đoán. Điều này tạo nên 1 vị doanh nhân như thế nào?

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Buổi sáng ngày 6/3/2003, Jeff Bezos thuê 1 chiếc trực thăng Aerospatiale Gazelle để tới 1 vùng xa xôi hẻo lánh ở phía Tây Nam bang Texas. Ông đã quen thuộc với vùng đồi núi này từ những năm tháng thiếu niên, khi dành nhiều mùa hè để tham gia vào việc chăn thả gia súc hay lái đầu máy kéo Caterpillar ở nông trại của ông nội.

Chiếc trực thăng bay gần núi Cathedral, ngọn núi đá có độ cao hơn 2.000m, vươn lên trên cánh rừng có nhiều loại cây gỗ lớn. Lái chiếc trực thăng này là Charles “Cheater” Bella, người được coi là “huyền thoại” khi đã sống sót sau 1 vụ tai nạn máy bay và thậm chí từng đối mặt với khủng bố năm 1988.

Buổi sáng hôm đó, Cheater gần như đã mất kiểm soát máy bay vì những cơn gió mạnh trong lúc chở khách hàng giàu có và nổi tiếng nhất của mình. Nỗ lực hạ cánh khẩn cấp, chiếc máy bay lộn nhào và cuối cùng đáp xuống 1 con sông. Nó bị phá hủy nhưng các hành khách đã sử dụng điện thoại di động để gọi cứu hộ.

1 năm sau, quay trở lại trụ sở của Amazon ở Seattle, ở Bezos dường như không có dấu hiệu nào của vụ tai nạn. “Người ta nói rằng cuộc đời chạy đua trước mắt bạn. Vụ tai nạn ấy đã xảy ra đủ chậm để chúng tôi có thêm vài giây kiểm soát nó”, Bezos nói đùa và cười lớn.

Vụ tai nạn trực thăng chỉ là một trong số những “tai nạn” mà Bezos đã vượt qua sau 23 năm đóng vai trò nhà sáng lập kiêm CEO của Amazon. Quay trở lại năm 1997, khi những ông trùm bán sách ở Barnes & Noble cho ra mắt website cạnh tranh với Amazon, giám đốc của công ty nghiên cứu Forrester đã đưa ra dự báo nổi tiếng rằng công ty khởi nghiệp nhỏ bé của Bezos sẽ bị đè bẹp. Trên phố Wall, trên báo chí và ngay cả ở Amazon, rất nhiều người đã cho rằng dự báo ấy sẽ trở thành sự thật. Cổ phiếu Amazon có lúc rơi từ 100 xuống 6 USD. Nhưng Bezos vẫn tràn đầy niềm lạc quan và hi vọng.

Và giờ Jeff Bezos đã thành công. Quý II vừa qua, Amazon ghi nhận lợi nhuận 197 triệu USD trên 38 tỷ USD doanh thu. Cổ phiếu của hãng hiện đã vượt mốc 1.000 USD sau khi tăng 40% kể từ đầu năm đến nay. Với giá trị vốn hóa gần 500 tỷ USD, Amazon đã lớn hơn tất cả các công ty bán lẻ truyền thống (như Walmart, Target, Sears hay JCPenny…) gộp lại. Cùng với Google, Facebook, Apple, Amazon là một trong những trụ cột thống trị Internet. Ông đã chuyển đổi thành công 1 startup nhỏ bé thành công ty có hàng trăm nghìn nhân viên trên toàn thế giới.

Con người của những sự đối lập kỳ lạ

Bezos có phải là 1 người may mắn? Ông tự cho mình là 1 người rất may mắn nhưng đó chỉ là một phần. Thành công của Bezos xuất phát từ những ý tưởng về 1 công ty không ngừng đổi mới sáng tạo, từ tầm nhìn xa trông rộng và trực giác nhạy bén.

Ở Jeff Bezos có chất “dị” của những con người đam mê lập trình. Ông thích nói sắp xếp mọi thứ theo 1 danh sách được đánh số thứ tự theo mức độ quan trọng, thậm chí cả đối với việc kết hôn. Ông từng chia sẻ lý do số 1 để quyết định kết hôn là muốn có 1 người đủ tháo vát để lôi ông ra khỏi “nhà tù của thế giới thứ ba).

Nhưng rất nhiều doanh nhân khác cũng có đặc điểm như vậy, thậm chí có những người “say mê” các bài thuyết trình PowerPoint hơn là cuộc sống lãng mạn. Đâu là điểm khác biệt của Bezos? Đó là niềm tin mù quáng đến đau khổ. Quyết định tốt nhất của ông buộc phải được hậu thuẫn bằng những nghiên cứu hay bảng Excel. Một số sáng kiến của ông làm tổn hại đến doanh thu và lợi nhuận của Amazon ít nhất là trong ngắn hạn nhưng dù trong trường hợp nào thì Bezos cũng luôn tin rằng điều gì tốt cho khách hàng thì cuối cùng cũng sẽ mang lại lợi ích cho bản thân Amazon.

Bezos tự nhận mình là một kẻ “nghiện sự thay đổi” và đã xây dựng Amazon thành công ty tiên phong về sáng tạo, nhưng ông cũng không ngại ngùng chuyện sao chép ý tưởng của đối thủ. Và dù Amazon được lợi từ sự quyết đoán của Bezos, ông là người rất giỏi lắng nghe những chỉ trích từ bên ngoài. Ông sẵn sàng nghe theo lời khuyên, miễn là phía bên kia thuyết phục được rằng ông đã sai.

Cỗ máy Amazon chỉ vừa mới khởi động

Amazon là 1 công ty siêu đặc biệt. Hiện mỗi 1 USD mà người Mỹ chi cho thương mại điện tử thì Amazon chiếm 50 cent. Đây cũng là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây dẫn đầu thế giới. Số tiền hãng bỏ ra cho hoạt động kinh doanh truyền hình lớn gấp đôi HBO.

Các cổ đông của Amazon đang nhìn vào cổ phiếu này như thể cỗ máy hơn 20 năm tuổi chỉ vừa mới khởi động và có cả 1 tương lai đầy hứa hẹn ở phía trước. Kể từ đầu năm 2015, cổ phiếu Amazon đã tăng trưởng 173%, nhanh gấp 7 lần so với 2 năm trước đó và gấp 12 lần so với S&P 500. Amazon hiện nằm trong top 5 công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới. Trong lịch sử chưa từng có công ty nào được định giá cao đến mức này nếu xét đến số tiền mà nó đang kiếm ra: 92% giá trị của Amazon là dựa trên lợi nhuận kỳ vọng sẽ trở thành hiện thực sau năm 2020.

Nhà đầu tư dự báo doanh thu của Amazon sẽ tăng từ mức 136 tỷ USD của năm ngoái lên 500 tỷ USD trong 10 năm nữa và lợi nhuận sẽ tăng vọt. Họ cũng kỳ vọng Amazon sẽ có lãi nhiều hơn bất kỳ công ty nào ở Mỹ với tốc độ tăng trưởng nhanh hơn gần như toàn bộ các tập đoàn lớn trong lịch sử hiện đại.

Amazon đang có cách tiếp cận hoàn toàn mới lạ với 2 khía cạnh chính trong vòng đời của 1 doanh nghiệp. Đầu tiên là thời gian. Ở thời điểm mà các công ty đều nói về áp lực phải tạo ra những kết quả mang tính ngắn hạn, Amazon lại tập trung vào những thứ ở tận chân trời.

Bezos đang tiếp tục đầu tư vào 2 mảng cốt lõi là thương mại điện tử và dịch vụ điện toán đám mây Amazon Web Services (AWS). Về thương mại điện tử, Amazon càng thu hút được nhiều khách hàng thì càng lôi kéo được nhiều người bán, từ đó có thêm tiền mặt đầu tư vào các dịch vụ mới như giao hàng trong 2 giờ và streaming video. Tương tự đối với mảng AWS.

Chính những nét đối lập đã tạo nên 1 Bezos “cá biệt” và rắn rỏi. Không nhiều nhà lãnh đạo có thể ngày đêm tìm kiếm những cải tiến nhỏ bé để nâng cao hiệu quả hoạt động lại vừa có tầm nhìn xa đến nhiều thập kỷ như Bezos – người đã sống sót sau bong bóng dotcom của những năm 1990 trong khi nhiều nhà sáng lập khác phá sản hay buộc phải chuyển giao quyền lực.

Theo trí thức trẻ

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không