Mục lục
hiện
Trường hợp nhập kho mà số hàng thực tế nhập kho ít hơn số hàng trên hóa đơn hay số hàng trên thực tế nhập kho nhiều hơn số lượng ghi trên hóa đơn thì kế toán phải xử lý như thế nào? Dưới đây là một số hướng dẫn giúp các doanh nghiệp hạch toán hàng hóa thiếu, thừ chờ xử lý để tránh các sai sót xảy ra.
1. Cách hạch toán hàng thiếu chờ xử lý
Khi phát hiện thiếu hụt, mất hàng hóa so với hóa đơn mua hàng, kế toán phải lập biển bản xác nhận nguyên nhân. Nếu chưa tìm ra nguyên nhân ngay thì hạch toán như sau:
Nợ TK 156: Số hàng thực tế nhập kho
Nợ TK 1381:Tài sản thiếu chờ xử lý
Nợ TK 1331: Số thuế GTGT được khấu trừ theo hóa đơn GTGT
Có TK 111, 112, 331
Nợ TK 156: Số hàng thực tế nhập kho
Nợ TK 1381:Tài sản thiếu chờ xử lý
Nợ TK 1331: Số thuế GTGT được khấu trừ theo hóa đơn GTGT
Có TK 111, 112, 331
Sau khi xác định được nguyên nhân kế toán căn cứ vào quyết định để xử lý như sau:
- Nếu do lỗi của bên vận chuyển, người bán, hoặc nhân viên của công ty nhưng bồi thường bằng tiền, hoặc trừ vào lương thì tổng số tiền họ phải trả đã bao gồm thuế GTGT của số hàng bị thiếu đó và hạch toán như sau:
Nợ TK 111,112: Người bồi thường trả bằng tiền mặt
Nợ TK 1388: Nếu đã xác định được nguyên nhân nhưng họ chưa thanh toán tiền.
Nợ TK 334: Trừ vào lương của nhân viên
Nợ TK 632, 642, 811: Nếu doanh nghiệp tính số hàng mất vào chi phí trong kỳ
Có TK 1381: Số tài sản bị thiếu
Có TK 1331: Thuế GTGT của hàng bị thiếu
Nếu doanh nghiệp ghi nhận số hàng thiếu đó vào chi phí thì khi tính thuế TNDN cần phải loại ra khỏi chi phí được trừ để tính thuế.
Nợ TK 1388: Nếu đã xác định được nguyên nhân nhưng họ chưa thanh toán tiền.
Nợ TK 334: Trừ vào lương của nhân viên
Nợ TK 632, 642, 811: Nếu doanh nghiệp tính số hàng mất vào chi phí trong kỳ
Có TK 1381: Số tài sản bị thiếu
Có TK 1331: Thuế GTGT của hàng bị thiếu
Nếu doanh nghiệp ghi nhận số hàng thiếu đó vào chi phí thì khi tính thuế TNDN cần phải loại ra khỏi chi phí được trừ để tính thuế.
- Nếu lỗi do bên bán xuất thiếu, hoặc bên vận chuyển làm mất hoặc nhân viên công ty làm mất và đền bù bằng chính số hàng thiếu đó:
Nợ TK 156: Số hàng thiếu
Có TK 1381: Số hàng thiếu
Có TK 1381: Số hàng thiếu
2. Cách hạch toán hàng thừa chờ xử lý
Khi mua hàng về phát hiện thừa hàng hóa kế toán phải lập biên bản và tìm ra nguyên nhân. Có 2 cách xử lý số hàng thừa như sau:
- Trường hợp 1: Nhập theo hóa đơn
Hàng thừa coi như giữ hộ nhà cung cấp: Ghi Nợ TK 002
Khi xử lý số thừa: Có TK 002
Nếu doanh nghiệp đồng ý mua tiếp số hàng thừa.
Nợ TK 1561
Nợ TK 1331
Có TK 331
Khi xử lý số thừa: Có TK 002
Nếu doanh nghiệp đồng ý mua tiếp số hàng thừa.
Nợ TK 1561
Nợ TK 1331
Có TK 331
- Trường hợp 2 : Nếu nhập toàn bộ số hàng thừa
Nợ TK 1561: Số hàng thừa chưa rõ nguyên nhân, ghi nhận theo giá trên hóa đơn
Có TK 3381
Có TK 3381
Sau khi đã tìm ra nguyên nhân, kế toán căn cứ vào quyết định xử lý để hạch toán như sau:
- Nếu doanh nghiệp trả lại người bán:
Nợ TK 3381 Xuất kho trả lại số hàng thừa.
Có TK 1561
Có TK 1561
- Nếu doanh nghiệp đồng ý mua tiếp số hàng thừa:
Nợ TK 3381
Nợ TK 1331
Có TK 331
Nợ TK 1331
Có TK 331
- Nếu số hàng thừa không xác định được nguyên nhân
Nợ TK 3381: Giá trị của số hàng thừa
Có TK 711.
Có TK 711.
Phần mềm kế toán MISA SME.NET giúp doanh nghiệp dễ dàng và tiện lợi khi hạch toán các hàng hóa thiếu, thừa chờ xử lý giúp doanh nghiệp có kế hoạch sản xuất, kinh doanh kịp thời, đảm bảo tiến độ và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông