Cách tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) là khác nhau đối với mỗi đối tượng khác nhau. Theo quy định hiện hành tính thuế GTGT có hai phương pháp được áp dụng: phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT. Sau đây, MISA sẽ hướng dẫn cho bạn chi tiết 02 phương pháp tính thuế GTGT này. Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây!
1. Thuế GTGT là gì?
Cụm từ thuế GTGT chắc hẳn không còn xa lạ đối với mỗi kế toán. Thuế GTGT được định nghĩa như sau:
Thuế giá trị gia tăng (VAT) là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Tiền thuế được cấu thành trong giá cả hàng hóa và dịch vụ, người tiêu dùng là người cuối cùng chịu thuế, người nộp thuế chỉ là người thay thế người tiêu dùng thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. Đó là lý do mà thuế GTGT được gọi là thuế gián thu. Thuế giá trị gia tăng có phạm vi tác động rộng, đánh vào hầu như tất cả hàng hóa dịch vụ trên thị trường. Ở một số quốc gia như Úc và New Zealand, VAT được gọi là GST (good and services tax).
- Cách hạch toán tài khoản 133 – thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
- Tổng hợp đối tượng khai thuế GTGT theo tháng hoặc quý
- Bảng danh mục ngành nghề tính thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu
- Hạch toán trường hợp sai thuế giá trị gia tăng GTGT
- Tổng hợp toàn văn file word 20 văn bản thuế giá trị gia tăng
2. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng
a. Phương pháp khấu trừ thuế
Đối với phương pháp này doanh nghiệp được khấu trừ thuế đầu vào đầu ra. Nếu thuế VAT đầu vào của kỳ kê khai thuế lớn hơn thuế VAT đầu ra thì DN không phải đóng thuế. Hóa đơn sử dụng là hóa đơn VAT đặt in từ nhà in (mẫu hóa đơn doanh nghiệp có thể tự thiết kế theo ý của doanh nghiệp).
Đối tượng áp dụng:
Theo Điều 12 Thông tư 219/2013/TT-BTC phương pháp khấu trừ thuế được áp dụng với các đối tượng sau:
- Cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ.
- Cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng;
- Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế…
Công thức tính
Theo đó công thức tính thuế GTGT theo phương pháp sau:
Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Trong đó: Thuế GTGT đầu vào bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.
Số thuế GTGT đầu ra bằng tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT. Thuế GTGT ghi trên hóa đơn được xác định như sau:
Thuế GTGT ghi trên hóa đơn = Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra x Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó
b. Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT
Đối với phương pháp này doanh nghiệp (DN) đóng thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo tỷ lệ trên doanh thu (tỷ lệ bao nhiêu tùy theo ngành nghề kinh doanh). Theo phương pháp này, cứ khi nào có doanh thu là phải đóng thuế GTGT (còn gọi là thuế VAT), không quan tâm đến thuế VAT đầu vào là bao nhiêu vì phương pháp này không được khấu trừ VAT đầu vào. Hóa đơn sử dụng là hóa đơn bán hàng mua trực tiếp tại cơ quan thuế.
Đối tượng áp dụng:
- Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hằng năm thấp hơn 01 tỷ, trừ trường hợp đăng ksy tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.
- Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế
- Hộ, cá nhân kinh doanh;
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.
Công thức tính thuế:
Số thuế GTGT phải nộp = Tỷ lệ % x Doanh thu
Trong đó,
Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:
- Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%;
- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%; + Hoạt động kinh doanh khác: 2%.
– Doanh thu: trường hợp này doanh thu là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
Trường hợp đặc biệt
Đối với trường hợp đặc biệt là hoạt động mua bán, chế tác vàng bạc đá quý sẽ có cách thức tính thuế GTGT riêng theo quy định của pháp luật.
Theo khoản 1 Điều 13 Thông tư 219/2013/TT-BTC (sửa đổi bởi Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC) số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT được tính như sau:
Thuế GTGT phải nộp = GTGT x Thuế suất GTGT
Trong đó:
GTGT = Giá thanh toán bán ra – Giá thanh toán mua vào tương ứng
- Giá thanh toán bán ra là giá thực tế bán ghi trên hóa đơn bán vàng, bạc, đá quý, bao gồm cả tiền công chế tác (nếu có), thuế GTGT và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng.
- Giá thanh toán mua vào được xác định bằng giá trị vàng, bạc, đá quý mua vào hoặc nhập khẩu, đã có thuế GTGT dùng cho mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý bán ra tương ứng.
- Cách hạch toán tài khoản 133 – thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
- Tổng hợp đối tượng khai thuế GTGT theo tháng hoặc quý
- Bảng danh mục ngành nghề tính thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu
- Hạch toán trường hợp sai thuế giá trị gia tăng GTGT
- Tổng hợp toàn văn file word 20 văn bản thuế giá trị gia tăng
Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách tính thuế GTGT theo 2 phương pháp hiện hành được pháp luật quy định. Để tìm hiểu thêm những thông tin mới nhất về Tài chính – kế toán mời bạn truy cập TẠI ĐÂY!
Phần mềm kế toán doanh nghiệp MISA SME.NET liên tục cập nhật thông tư, chính sách mới nhất của Bộ tài chính, nhà nước, giúp chủ doanh nghiệp và kế toán viên nhanh chóng nắm bắt và thực hiện nghiệp vụ tài chính – kế toán tốt nhất.