1. Thay đổi hình thức kế toán áp dụng cho Quỹ tích lũy trả nợ
Nguyên tắc ghi chép theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ:
- Ghi theo trình tự thời gian nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trên Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ;
- Ghi theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trên Sổ Cái.
Danh mục sổ kế toán, mẫu sổ và giải thích phương pháp ghi sổ kế toán được quy định tại Phụ lục số 03 “Hệ thống sổ kế toán” ban hành kèm theo Thông tư 109.
2. Sửa đổi một số biểu mẫu hàng hóa xuất, nhập khẩu
Trong đó, Thông tư 112 sẽ sửa đổi một số Phụ lục kèm theo Thông tư 174, cụ thể:
- Bảng kê chứng từ ghi số thuế phải thu (mẫu số 01/BK-HQ), Bảng kê chứng từ thu thuế (mẫu số 05/BK-HQ) tại Phụ lục số 01;
- Danh mục hệ thống tài khoản kế toán tại Mục I Phụ lục số 02;
- Danh mục sổ kế toán quy định tại Phụ lục số 03;
- Các mẫu số 02/BCTC, 03/BCTC, 05/BCTC, 09/BCTC, 10/BCTC tại Phụ lục số 04.
Ngoài ra, đối với chứng từ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải thực hiện theo quy định tại Điều 16, Điều 17 Luật Kế toán, Nghị định 174.
3. Bổ sung 07 tài khoản cấp 1 vào hệ thống tài khoản kế toán giữ trữ quốc gia
Theo quy định mới, ngoài các tài khoản kế toán ban hành theo Thông tư 107/2017/TT-BTC, sẽ bổ sung thêm 07 tài khoản cấp 1 trong bảng hệ thống tài khoản kế toán:
- Tài khoản 145- Phải thu vốn dự trữ quốc gia (Gồm 04 TK cấp 2: TK 1451, TK 1452, TK 1453, TK 1458);
- Tài khoản 151- Hàng dự trữ quốc gia đang đi đường;
- Tài khoản 157- Hàng dự trữ quốc gia (Gồm 02 TK cấp 2: TK 1571, TK 1572);
- Tài khoản 158- Hàng dự trữ quốc gia tạm xuất (Gồm 04 TK cấp 2: TK 1581, TK 1582, TK 1583, TK 1588);
- Tài khoản 345- Phải trả vốn DTQG (Gồm 04 TK cấp 2: TK 3451, TK 3452, TK 3453, TK 3458);
- Tài khoản 432- Quỹ tiết kiệm phí (Gồm 02 TK cấp 2: TK 4321, TK 4322);
- Tài khoản 451- Nguồn vốn dự trữ quốc gia.
Thông tư 108/2018/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 và thay thế Thông tư 142/2014/TT-BTC ngày 25/9/2014.
4. Quy định về tài khoản kế toán áp dụng cho quỹ “Vì người nghèo”
Theo đó, tài khoản kế toán áp dụng cho Quỹ “Vì người nghèo” được quy định như sau:
- Tài khoản kế toán dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính theo nội dung kinh tế.
- Hệ thống tài khoản kế toán Quỹ “Vì người nghèo” gồm các tài khoản trong bảng và các tài khoản ngoài bảng.
- Các tài khoản trong bảng phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh gồm tài sản, nguồn vốn, thu quỹ, chi hoạt động quỹ, thặng dư (thâm hụt) tại Quỹ “Vì người nghèo” trong kỳ kế toán.
Các tài khoản trong bảng được hạch toán kép (hạch toán bút toán đối ứng giữa các tài khoản). - Các tài khoản ngoài bảng phản ánh những chỉ tiêu kinh tế đã phản ánh ở các tài khoản trong bảng nhưng cần theo dõi để phục vụ cho yêu cầu quản lý, như: hàng hoá được ủng hộ, tài trợ, viện trợ, nguyên tệ các loại.
Các tài khoản ngoài bảng được hạch toán đơn (không hạch toán bút toán đối ứng giữa các tài khoản). - Phương pháp ghi chép tài khoản kế toán quy định tại Phụ lục số 02 kèm theo Thông tư này.
5. Yêu cầu đối với báo cáo tình hình vay, trả nợ nước ngoài
Theo đó, báo cáo tình hình vay, trả nợ nước ngoài phải bảo đảm yêu cầu sau:
- Phải được lập theo đúng mẫu biểu quy định hoặc theo yêu cầu quản lý, điều hành, phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu đã được quy định đối với từng biểu mẫu báo cáo.
Phương pháp tổng hợp số liệu và lập các chỉ tiêu trong báo cáo phải được thực hiện đảm bảo phù hợp với công tác tổng hợp, phân tích, kiểm tra và đối chiếu số liệu về vay, trả nợ nước ngoài.
- Các chỉ tiêu trong từng báo cáo phải đảm bảo tính đồng nhất, liên hệ với nhau một cách có hệ thống, phục vụ cho việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình kinh tế, xã hội.
- Mẫu biểu báo cáo tài chính cần đơn giản, rõ ràng và thiết thực, phù hợp với yêu cầu thông tin quản lý, điều hành và nợ công.