Một doanh nghiệp hoặc tổ chức cá nhân đã mua hàng hóa, dịch vụ, và đã trả số tiền thuế đầu vào nhưng chưa được khấu trừ trong kỳ tính thuế hoặc hàng hóa, dịch vụ doanh nghiệp đó không thuộc diện chịu thuế thì ngân sách Nhà nước sẽ trả lại cho cơ sở kinh doanh, tổ chức cá nhân đó số tiền họ đã nộp. Vậy thủ tục hoàn thuế GTGT đối với hàng xuất khẩu như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây!
- Cách hạch toán tài khoản 133 – thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
- Tổng hợp đối tượng khai thuế GTGT theo tháng hoặc quý
- Bảng danh mục ngành nghề tính thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu
- Hạch toán trường hợp sai thuế giá trị gia tăng GTGT
- Tổng hợp toàn văn file word 20 văn bản thuế giá trị gia tăng
1. Điều kiện để được hoàn thuế GTGT
Theo điều 19 Thông tư 219/2013/TT-BTC có quy định điều kiện để doanh nghiệp được hoàn thuế GTGT như sau:
- Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ
- Đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư (giấy phép hành nghề) hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền,
- Có con dấu theo đúng quy định của pháp luật,
- Lập và lưu giữ sổ kế toán, chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán;
- Có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng theo mã số thuế của cơ sở kinh doanh
2. Trường hợp được hoàn thuế với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu
Kể từ ngày 1/5/2018 theo Thông tư 25/2018/TT-BTC quy định cụ thể như sau:
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 18 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 của Bộ Tài chính) quy định về điều kiện hoàn thuế gtgt hàng xuất khẩu như sau:
“Hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu
a. Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý; trường hợp trong tháng, quý số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo.
Cơ sở kinh doanh trong tháng/quý vừa có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hóa, dịch vụ bán trong nước thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế GTGT cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên. Trường hợp không hạch toán riêng được thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ của các kỳ khai thuế giá trị gia tăng tính từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại.
Sổ thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (bao gồm số thuế GTGT đầu vào hạch toán riêng được và số thuế GTGT đầu vào được phân bổ theo tỷ lệ nêu trên) nếu sau khi bù trừ với số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ nội địa còn lại trừ 300 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Số thuế GTGT được hoàn của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu không vượt quá doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nhân với 10%.
Đối tượng được hoàn thuế trong một số trường hợp xuất khẩu như sau: Đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu, là cơ sở có hàng hóa ủy thác xuất khẩu; đối với gia công chuyển tiếp, là cơ sở ký hợp đồng gia công xuất khẩu với phía nước ngoài; đối với hàng hóa xuất khẩu để thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài, là doanh nghiệp có hàng hóa, vật tư xuất khẩu thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài; đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ là cơ sở kinh doanh có hàng hóa xuất khẩu tại chỗ.
b, Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết.
Trường hợp cơ sở kinh doanh trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh giải thể không phát sinh thuế GTGT đầu ra của hoạt động kinh doanh chính theo dự án đầu tư thì không thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT. Trường hợp cơ sở kinh doanh đã được hoàn thuế cho dự án đầu tư thì phải truy hoàn số thuế đã được hoàn cho ngân sách nhà nước.
c, Cơ quan thuế thực hiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau đối với người nộp thuế sản xuất hàng hóa xuất khẩu không bị xử lý đối với hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, trốn thuế, gian lận thuế, gian lận thương mại trong thời gian hai năm liên tục; người nộp thuế không thuộc đối tượng rủi ro cao theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.”
3. Hồ sơ hoàn thuế GTGT cho hàng xuất khẩu
Theo điều 10 Thông tư 99/2016/TT-BTC ngày 29/6/2016 (có hiệu lực từ ngày 13/8/2016)
Người nộp thuế được gửi hồ sơ hoàn thuế điện tử hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan thuế hoặc gửi qua đường bưu điện (gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế)
Chi nhánh, đơn vị phụ thuộc của người nộp thuế theo quy định tại Khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 và không phải là đơn vị kế toán lập báo cáo tài chính theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Luật Kế toán số 88/2015/QH13 khi đề nghị hoàn thuế GTGT phải có văn bản uy quyền của doanh nghiệp trụ sở chính theo quy định của pháp luật về ủy quyền.
Hồ sơ cụ thể bao gồm:
- Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu NSNN mẫu số 01/ĐNHT (ban hành kèm thông tư 156/2013/TT-BTC).
- Hợp đồng mua bán, gia công, tờ khai hải quan, chứng từ thanh toán qua ngân hàng…. bao gồm:
1. Hợp đồng bán hàng hóa, gia công hàng hóa (đối với trường hợp gia công hàng hóa), cung ứng dịch vụ cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.
2. Tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu phải thanh toán qua ngân hàng hoặc các trường hợp thanh toán được coi là thanh toán qua ngân hàng
4. Hóa đơn thương mại. Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan”.
Trên đây là những thông tin về hồ sơ và thủ tục hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu 2019. Hy vọng rằng với những chia sẻ này bạn sẽ hoàn thành tốt thủ tục hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu cho doanh nghiệp của mình.
- Cách hạch toán tài khoản 133 – thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
- Tổng hợp đối tượng khai thuế GTGT theo tháng hoặc quý
- Bảng danh mục ngành nghề tính thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu
- Hạch toán trường hợp sai thuế giá trị gia tăng GTGT
- Tổng hợp toàn văn file word 20 văn bản thuế giá trị gia tăng
Phần mềm kế toán MISA SME.NET đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ kế toán, liên tục cập nhật các phiên bản mới nhất đúng theo Thông tư của Bộ Tài chính bên cạnh đó phần mềm kế toán MISA SME.NET còn kết nối trực tiếp với Tổng cục thuế, tích hợp sẵn hóa đơn điện tự và ngân hàng điện tử rút ngắn thời gian kê khai thuế, phát hành hóa đơn, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.