1. Hạch toán thiệt hại sản phẩm hỏng
1.1. Khái niệm và phân loại sản phẩm hỏng
a. Khái niệm
Sản phẩm hỏng trong sản xuất là sản phẩm không thoả mãn các điều kiện về chất lượng, kỹ thuật quy định cho sản phẩm tốt (màu sắc, kích cỡ, trọng lượng, cách thức lắp ráp…)
b. Phân loại
- Theo mức độ hư hỏng: Có sản phẩm hỏng có sửa chữa được và không sửa chữa được
- Về mặt quản lý: Có sản phẩm hỏng trong định mức và ngoài định mức.
1.2. Phương pháp kế toán
Để hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất kế toán sử dụng các tài khoản như quá trình sản xuẩt sản phẩm: 621, 622, 627, 154
Các chi phí phát sinh cho quá trình sửa chữa sản phẩm hỏng
Nợ TK 621 (chi tiết sản phẩm hỏng)
Có TK 152
Nợ TK 622 (chi tiết sản phẩm hỏng)
Có TK 334, 338
Nợ TK 627 (chi tiết sản phẩm hỏng)
Có TK 152, 334, 214, 111….
Khi sửa chữa xong kết chuyển chi phí sửa chữa vào tài khoản 154
Nợ TK 154 (chi tiết sửa chữa sản phẩm hỏng)
Có TK 621, 622, 627
Kết chuyển giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được ( theo giá thành kế hoạch hoặc theo giá thành định mức)
Nợ TK 154 (chi tiết sản phẩm hỏng)
Có TK 154 ( chi tiết sản xuất chính)
Có TK 155 ( nếu sản phẩm ở trong kho)
Cuối kỳ xử lý thiệt hại
a. Trường hợp sản phẩm chưa tiêu thụ phát hiện hỏng.
Đối với sản phẩm hỏng trong định mức cho phép
Nợ TK 152, 111, 112: phần phế liệu thu hồi
Nợ TK 154: (chi tiết SXC) phần được tính vào giá thành sản phẩm
Có TK 154: ( chi tiết sản phẩm hỏng)
Đối với sản phẩm hỏng ngoài định mức cho phép
Nợ TK 152, 111, 112: phần phế liệu thu hồi
Nợ TK 811: phần được tính trừ vào thu nhập
Nợ TK 138 ( 1388): phần bồi thường phải thu
Có TK 154: (chi tiết sản phẩm hỏng)
b. Trường hợp sản phẩm đã tiêu thụ phát hiện hỏng
Nếu còn trong thời gian bảo hành thì chi phí sửa chữa được hạch toán vào chi phí bán hàng (coi là chi phí bảo hành)
Nợ TK 641, 335 (nếu đã trích trước)
Có TK 152, 334, 214, 111….
Nếu người mua trả lại hàng:
Nhập lại kho số sản phẩm hỏng người mua trả lại:
Nợ TK 155
Có TK 632
Đồng thời hạch toán giảm doanh thu số hàng bán trả lại:
Nợ TK 511
Nợ TK 333
Có TK 111,112,331
Hạch toán thiệt hại sản phẩm hỏng – sơ đồ
2. Hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất
2.1. Khái niệm
Thiệt hại ngừng sản xuất là những khoản thiệt hại xảy ra do việc gián đoạn sản xuất ở từng phân xưởng, bộ phận hoặc toàn doanh nghiệp về những nguyên nhân chủ quan hay khách quan đem lại. Trong thời gian đó doanh nghiệp vẫn phải chi phí để duy trì hoạt động: Lương, khấu hao, chi phí bảo dưỡng…
2.2. Phương pháp hạch toán các khoản thiệt hại ngừng sản xuất
>> 7 bước cơ bản trong quy trình tính giá thành sản phẩm
>> Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm
>> Hạch toán chuyên sâu tài khoản 154 – Sản xuất kinh doanh dở dang