Mục lục
hiện
Trong doanh nghiệp sản xuất cao su, việc tính giá thành sản xuất rất quan trọng. Giá thành sản xuất là chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số chi phí của doanh nghiệp, muốn tiết giảm được chi phí thì doanh nghiệp phải tính chính xác và kịp thời giá thành của sản phẩm.
Hơn nữa, giá thành còn là căn cứ quan trọng để định giá bán và xác định hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh. Muốn làm được điều này kế toán giá thành phải xác định được giá thành sản xuất là gì.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp tính giá thành công ty sản xuất, tuy nhiên tùy từng lĩnh vực và đặc điểm riêng của doanh nghiệp mà kế toán sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp.
Tại công ty sản xuất cao su, thông thường giá thành có thể tính theo các phương pháp đó là:
I. Tính giá thành sản phẩm công ty sản xuất cao su theo phương tỷ lệ
Theo phương pháp tính giá thành sản xuất này, để tính được giá thành trước hết phải lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ giá thành, tiêu chuẩn phân bổ giá thành có thể là giá thành kế hoạch, giá thành định mức, … (tiêu thức phân bổ phải nhất quán trong kỳ kế toán).
- Giá thành sản xuất kế hoạch:
Giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước vào sản xuất, kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch.
- Giá thành sản xuất định mức:
Giá thành định mức cũng được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm, nhưng nó được xây dựng trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch. Định mức bình quân tiên tiến dựa trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch (thường là ngày đầu tháng) nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình sản xuất sản phẩm.
Sau khi lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ giá thành sản phẩm thì kế toán tính giá thành như sau:
- Bước 1: Tổng cộng chi phí của quá trình sản xuất để tính tổng giá thành thực tế cho nhóm sản phẩm hoàn thành trong kỳ, theo công thức sau:
- Bước 2: Tính tỷ lệ giá thành chung cho nhóm sản phẩm theo tiêu thức phân bổ đã lựa chọn (giá thành kế hoạch hoặc giá thành định mức), theo công thức sau:
Lưu ý: Tổng tiêu thức phân bổ là tổng giá thành kế hoạch hoặc tổng giá thành định mức của nhóm sản phẩm (tất cả quy cách (kích cỡ) sản phẩm).
- Bước 3: Tính giá thành thực tế cho từng quy cách (kích cỡ), theo công thức sau:
II. Cách tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số
Nếu tính giá thành sản phẩm công ty sản xuất cao su theo phương pháp hệ số thì cần phải quy đổi các sản phẩm khác nhau về một loại sản phẩm duy nhất và sản phẩm duy nhất này gọi là sản phẩm chuẩn. Để quy đổi được các sản phẩm khác nhau về sản phẩm chuẩn doanh nghiệp phải xây dựng được hệ số quy đổi sản phẩm cho từng loại sản phẩm gọi là “Hệ số quy đổi sản phẩm” của từng loại sản phẩm.
Xây dựng “Hệ số quy đổi sản phẩm của từng loại sản phẩm” thường dựa vào mức tiêu hao về nguyên vật liệu hoặc chi phí nhân công hoặc giá bán của từng sản phẩm… Doanh nghiệp chọn một sản phẩm tiêu biểu làm sản phẩm chuẩn và có hệ số là 1, từ đó tính ra hệ số quy đổi của các sản phẩm còn lại, căn cứ vào số lượng từng loại sản phẩm và “Hệ số quy đổi sản phẩm của từng loại sản phẩm” để tính ra tổng số sản phẩm chuẩn.
Sau khi xây dựng được “Hệ số quy đổi của từng loại sản phẩm”, kế toán tính giá thành sản xuất theo từng bước như sau:
- Bước 1: Tính giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn:
Trước hết tổng cộng chi phí của quá trình sản xuất để xác định tổng giá thành chung cho các loại sản phẩm thu được đồng thời (gọi là “Tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm”) theo công thức:
Quy đổi sản lượng thực tế từng loại sản phẩm ra sản lượng sản phẩm chuẩn để tính tổng số sản phẩm chuẩn:
+ Quy đổi từng loại sản phẩm thành sản phẩm chuẩn theo “ Hệ số quy đổi sản phẩm” của từng loại, theo công thức:
+ Tính tổng số sản phẩm chuẩn: Bằng cách tổng cộng các “Số sản phẩm chuẩn của từng loại sản phẩm” lại với nhau.
Tính giá thành đơn vị của sản phẩm chuẩn theo công thức sau:
- Bước 2: Xác định giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm:
- Bước 3: Xác định tổng giá thành từng loại sản phẩm:
III. Tính giá thành theo phương pháo phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm
Tính giá thành theo phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm được thực hiện lần lượt như sau:
- Căn cứ chi phí phát sinh ở giai đoạn 1 và giá trị sản phẩm dở dang ở giai đoạn 1 để tính ra giá thành bán thành phẩm ở giai đoạn 1.
- Căn cứ giá thành bán thành phẩm ở giai đoạn 1 chuyển qua và chi phí phát sinh ở giai đoạn 2 và giá trị sản phẩm dở dang ở giai đoạn 2 để tính ra giá thành bán thành phẩm ở giai đoạn 2.
- Căn cứ giá thành bán thành phẩm ở giai đoạn (n-1) chuyển qua, chi phí phát sinh ở giai đoạn (n) và giá trị sản phẩm dở dang ở giai đoạn (n) để tính ra giá thành thành phẩm ở giai đoạn n (giai đoạn cuối cùng).
Giả sử một quy trình sản xuất liên tục gồm 3 giai đoạn, có thể mô tả quá trình kết chuyển chi phí và tính giá thành theo sơ đồ sau:
IV. Tính giá thành theo phương pháp phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm
Tính giá thành sản phẩm doanh nghiệp sản xuất cao su theo phương pháp phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm thì chi phí phát sinh ở từng giai đoạn chỉ cần tính phần tham gia vào giá thành sản phẩm hoàn thành theo từng khoản mục chi phí (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung). Sau đó tổng cộng toàn bộ chi phí của các giai đoạn (bộ phận, phân xưởng) sẽ được giá thành của Thành phẩm (giai đoạn cuối cùng).
Chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong giá thành Thành phẩm được tính theo công thức sau:
Giả sử một quy trình sản xuất liên tục gồm n giai đoạn, có thể mô tả quá trình kết chuyển chi phí và tính giá thành theo sơ đồ sau:
V. Tính giá thành theo phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ
Đối với những doanh nghiệp sản xuất cao su mà trong cùng một quá trình sản xuất, bên cạnh sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ , để tính giá trị sản phẩm chính kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Giá trị sản phẩm phụ có thể xác định theo giá có thể sử dụ ng được , giá ước tính , giá kế hoạch, giá nguyên liệu ban đầu…
- Tập hợp tổng chi phí sản xuất thực tế phát sinh liên quan tới sản phẩm chính và phụ, theo công thức:
- Tính tỷ trọng phân bổ của chi phí sản xuất sản phẩm phụ trong tổng chi phí sản xuất thực tế, theo công thức sau:
- Xác định tổng chi phí sản xuất của sản phẩm phụ: Được tính theo giá kế hoạch, giá tiêu thụ nội bộ hoặc giá ước tính, tính tỷ trọng phân bổ của chi phí sản xuất sản phẩm phụ trong tổng chi phí sản xuất thực tế, sau đó tính chi phí sản xuất sản phẩm phụ theo từng khoản mục chi phí (nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và sản xuất chung):
- Tính giá thành sản phẩm chính hoàn thành trong kỳ, theo công thức sau:
Trên đây là các phương pháp tính giá thành sản phẩm công ty sản xuất cao su thường áp dụng hiện nay. Tuy nhiên, nếu thực hiện bằng cách thức truyền thống sẽ rất dễ xảy ra sai sót.
Phần mềm kế toán MISA SME.NET là phần mềm đáp ứng đầy đủ yêu cầu của nhà quản trị và kế toán. Phần mềm kế toán MISA SME.NET bao gồm 16 phân hệ phù hợp đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ tài chính kế toán theo đúng Thông tư 133/2016/TT-BTC và Thông tư 200/2014/TT-BTC. Đăng ký dùng thử phần mềm tại đây:
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông