Kiến thức Tin tức Cưỡng chế thuế là gì? Các trường hợp doanh nghiệp bị cưỡng...

Cưỡng chế thuế là gì? Các trường hợp doanh nghiệp bị cưỡng chế thuế

1414
“Có anh chị nào gặp trường hợp tài khoản ngân hàng nộp thuế tự trừ tiền thuế không ạ? Tài khoản ngân hàng công ty em vừa bị trừ tiền trong khi em không lập giấy nộp tiền?”. Với trường hợp tài khoản ngân hàng nộp thuế của công ty bị trừ tiền thuế khi kế toán không lập giấy nộp tiền thì có nghĩa, công ty đó đã bị cưỡng chế thuế.
Vậy như thế nào là cưỡng chế thuế, các trường hợp nào bị cưỡng chế thuế? Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau đây.

Cưỡng chế thuế là gì?

Cưỡng chế thuế là một trong những biện pháp sẽ được Tổng cục Thuế áp dụng để xử lý tình trạng nợ thuế có khả năng thu hồi theo quy định của Luật Quản lý thuế.
Cưỡng chế thuế là gì?

Khi nào doanh nghiệp bị cưỡng chế thuế?

Doanh nghiệp sẽ bị cưỡng chế thuế khi rơi vào 1 trong các trường hợp sau:
1. Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế đã quá 90 (chín mươi) ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, hết thời hạn gia hạn nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản.
3. Người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế có thời hạn thi hành nhiều hơn 10 (mười) ngày mà Người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt theo thời hạn ghi trên quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế (trừ trường hợp được hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế”.
Các trường hợp doanh nghiệp bị cưỡng chế thuế

Các biện pháp cưỡng chế thuế


Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm:
a) Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng; yêu cầu phong tỏa tài khoản.
b) Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập.
c) Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng.
d) Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.
đ) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang giữ.
e) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề”.
Cụ thể, người nộp thuế thuộc trường hợp bị cưỡng chế, Cơ quan Thuế sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế “Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng; yêu cầu phong tỏa tài khoản” trong thời hạn 30 ngày đối với tất cả các tài khoản của Người nộp thuế ở tất cả các Ngân hàng, Kho bạc, Tổ chức tín dụng,… nơi Người nộp thuế mở tài khoản.
Hết thời hạn cưỡng chế bằng biện pháp “Trích tiền từ tài khoản…” mà vẫn không thu đủ số tiền thuế, tiền phạt và tiền chậm nộp thì Cơ quan Thuế thực hiện áp dụng biện pháp cưỡng chế “Thông hóa đơn không còn giá trị sử dụng” đối với các Tổ chức và áp dụng biện pháp “Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập” đối với cá nhân. 
Đối với biện pháp cưỡng chế “Thông hóa đơn không còn giá trị sử dụng”, Cơ quan Thuế sẽ không tiếp nhận thông báo phát hành hóa đơn và thực hiện thông báo không còn giá trị sử dụng đối với toàn bộ hóa đơn Người nộp thuế chưa sử dụng đến ngày áp dụng biện pháp này trong thời hạn 01 (một) năm. Trong thời hạn Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp “Thông hóa đơn không còn giá trị sử dụng” có hiệu lực, nếu Người nộp thuế có nhu cầu xuất lẻ hóa đơn để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, người nộp thuế gửi Văn bản đến Cơ quan Thuế để được xem xét.
Hết thời hạn Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp “Thông hóa đơn không còn giá trị sử dụng” mà vẫn không thu đủ số tiền thuế, tiền phạt và tiền chậm nộp thì Cơ quan Thuế xem xét thực hiện áp dụng biện pháp cưỡng chế tiếp theo.
Bên cạnh đó, biện pháp “bêu tên”, công khai thông tin người nợ thuế sẽ tiếp tục được áp dụng với các trường hợp đã thực hiện cưỡng chế định kỳ hàng tháng.

Nguyên tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế

Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế tiếp theo được thực hiện khi không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế trước đó hoặc đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế trước đó nhưng chưa thu đủ tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế theo quyết định hành chính thuế; trường hợp cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập thì chỉ áp dụng đối với người nộp thuế là cá nhân.

Công ty nợ thuế phải làm thủ tục gì để được xuất hóa đơn?

Trường hợp doanh nghiệp nợ thuế, để xuất được hóa đơn, kế toán cần thực hiện theo hướng dẫn trong công văn số 1695/TCT-QLN tổng cục thuế đã ban hành  ngày 22/04/2016 như sau:
“Trường hợp đang áp dụng biện pháp cưỡng chế thông báo hóa đơn không có giá trị sử dụng, nếu người nộp thuế có văn bản đề nghị sử dụng từng hóa đơn lẻ cho từng lô hàng, hạng Mục công trình hoàn thành để có nguồn thanh toán tiền lương công nhân, thanh toán các Khoản chi phí đảm bảo sản xuất kinh doanh được liên tục thì Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện tiếp tục cho người nộp thuế sử dụng từng hóa đơn lẻ với Điều kiện người nộp thuế có văn bản cam kết thực hiện nộp ngay toàn bộ số thuế phát sinh trên hóa đơn lẻ được sử dụng và nộp một phần tiền thuế nợ ít nhất bằng 15% doanh thu trên hóa đơn được sử dụng.”
Do vậy, kế toán cần làm thủ tục cam kết như theo hướng dẫn, lên cơ quan thuế mua hóa đơn lẻ để xuất cho khách hàng.
Công ty nợ thuế phải làm thủ tục gì để được xuất hóa đơn?

Doanh nghiệp cần làm gì để không bị cưỡng chế thuế?

Việc bị cưỡng chế thuế không chỉ làm gián đoạn hoạt động của doanh nghiệp mà còn gây tổn thất nặng nề, làm xấu hình ảnh của doanh nghiệp. Để không bị rơi vào tình trạng bị cưỡng chế thuế, doanh nghiệp nên chấp hành nghiêm chính, đúng hạn nộp thuế mà Tổng cụ thế đã quy định. 


Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không