Nghiệp vụ Hóa đơn Giải đáp cho doanh nghiệp tại Bình Dương: Sử dụng hóa đơn...

Giải đáp cho doanh nghiệp tại Bình Dương: Sử dụng hóa đơn điện tử có phải dùng phần mềm kế toán đi kèm hay không?

1436
Nghị định 119/2018/NĐ-CP đã nêu rõ đến năm 2020 thì 100% doanh nghiệp trên địa bàn cả nước phải chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy còn tồn chỉ được sử dụng song song tới ngày 31/10/2020. Như vậy, doanh nghiệp cần khẩn trương chủ động chuyển đổi sớm để nhận được nhiều lợi ích thiết thực và tránh bỡ ngỡ.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, không ít doanh nghiệp cảm thấy băn khoăn, hoang mang không biết liệu sử dụng hóa đơn điện tử có phải sử dụng phần mềm kế toán đi kèm hay không, đặc biệt là các doanh nghiệp tỉnh Bình Dương khi thông tư 32/2011/TT-BTC chính thức được áp dụng.
Bài viết dưới đây sẽ giúp các doanh nghiệp cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói riêng giải đáp được thắc mắc và tìm ra giải pháp phần mềm hóa đơn điện tử và phần mềm kế toán tốt nhất.

1. Sử dụng hóa đơn điện tử có phải sử dụng phần mềm kế toán đi kèm hay không?

Để giải đáp thắc mắc cho các doanh nghiệp, mới đây, Cục Thuế tỉnh Bình Dương chính thức gửi công văn phản hồi cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về việc khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử. Cụ thể, Căn cứ thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 của Bộ Tài chính về hướng dẫn khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng, cung ứng dịch vụ hướng dẫn như sau:
Tại khoản 2 điều 4 quy định điều kiện của tổ chức khởi tạo hoá đơn điện tử:
2. Điều kiện của tổ chức khởi tạo hóa đơn

Người bán hàng hóa, dịch vụ (sau gọi chung là người bán) khởi tạo hóa đơn điện tử phải đáp ứng điều kiện sau:

a) Là tổ chức kinh tế có đủ điều kiện và đang thực hiện giao dịch điện tử trong khai thuế với cơ quan thuế; hoặc là tổ chức kinh tế có sử dụng giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng.

b) Có địa điểm, các đường truyền tải thông tin, mạng thông tin, thiết bị truyền tin đáp ứng yêu cầu khai thác, kiểm soát, xử lý, sử dụng, bảo quản và lưu trữ hoá đơn điện tử;

c) Có đội ngũ người thực thi đủ trình độ, khả năng tương xứng với yêu cầu để thực hiện việc khởi tạo, lập, sử dụng hoá đơn điện tử theo quy định;

d) Có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật.

đ) Có phần mềm bán hàng hoá, dịch vụ kết nối với phần mềm kế toán, đảm bảo dữ liệu của hoá đơn điện tử bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tự động chuyển vào phần mềm (hoặc cơ sở dữ liệu) kế toán tại thời điểm lập hoá đơn.

e) Có các quy trình sao lưu dữ liệu, khôi phục dữ liệu, lưu trữ dữ liệu đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về chất lượng lưu trữ bao gồm:

– Hệ thống lưu trữ dữ liệu phải đáp ứng hoặc được chứng minh là tương thích với các chuẩn mực về hệ thống lưu trữ dữ liệu;

– Có quy trình sao lưu và phục hồi dữ liệu khi hệ thống gặp sự cố: đảm bảo sao lưu dữ liệu của hóa đơn điện tử ra các vật mang tin hoặc sao lưu trực tuyến toàn bộ dữ liệu.”

 
Công văn Cục thuế tỉnh Bình Dương trả lời doanh nghiệp về việc sử dụng hóa đơn điện tử
 
>> Tham khảo đầy đủ hoặc tải Thông tư vui lòng ấn TẠI ĐÂY.
Như vậy, căn cứ theo Mục đ Điều 2 Khoản 4 của Thông tư 32/2011/TT-BTC thì các tổ chức muốn khởi tạo hóa đơn điện tử phải đáp ứng điều kiện là có phần mềm bán hàng hóa, dịch vụ kết nối với phần mềm kế toán, đảm bảo dữ liệu của hoá đơn điện tử bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tự động chuyển vào phần mềm (hoặc cơ sở dữ liệu) kế toán tại thời điểm lập hoá đơn.
Việc sử dụng phần mềm kế toán kết nối phần mềm hóa đơn điện tử không chỉ là quy định nhằm đảm bảo tự động chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử sang phần mềm kế toán mà còn mang đến rất nhiều lợi ích to lớn cho kế toán và doanh nghiệp như: tiết kiệm thời gian nhập liệu, hạn chế tối đa sai sót, nâng cao năng suất và gia tăng lợi nhuận.

2. Doanh nghiệp tại Bình Dương nên lựa chọn phần mềm kế toán và phần mềm hóa đơn điện tử nào?

Để đảm bảo thực hiện đúng thông tư 32/2011/TT-BTC của Bộ Tài Chính về điều kiện khởi tạo hóa đơn điện tử đồng thời tránh rủi ro và tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm kế toán và phần mềm hóa đơn điện tử của cùng một nhà cung cấp.
Việc sử dụng hai loại phần mềm này của cùng một nhà cung cấp sẽ mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:
  • Bảo mật dữ liệu giúp doanh nghiệp hạn chế tối đa rủi ro rò rỉ thông tin.
  • Rút ngắn thời gian, công sức nhập dữ liệu.
  • Dễ dàng hạch toán doanh thu, hạn chế những khó khăn trong công tác đối chiếu sổ sách.
  • Thực hiện quá trình lập, xuất hóa đơn và gửi hóa đơn ngay trên phần mềm kế toán, bán hàng một cách nhanh chóng, chính xác.
  • Giúp doanh nghiệp tránh khỏi những sai sót khi nhập liệu, nhất là trong mùa quyết toán thuế cao điểm.
  • Giúp doanh nghiệp quản lý hệ thống bán hàng xuyên suốt, tập trung và khép kín.

3. MISA cung cấp phần kế toán đồng bộ 100% phần mềm hóa đơn điện tử

Trên thị trường hiện nay, nếu nói đến nhà cung cấp phần mềm kế toán và phần mềm hóa đơn điện tử uy tín thì không thể không nhắc đến MISA. Với kinh nghiệm 25 năm trong việc triển khai các giải pháp công nghệ thông tin trong lĩnh vực tài chính – kế toán, MISA đang là sự lựa chọn tin cậy của hơn 200.000 doanh nghiệp trên cả nước. Cụ thể hai sản phẩm của MISA đó là: Phần mềm kế toán MISA SME.NET và hóa đơn điện tử meInvoice.
Phần mềm kế toán MISA tích hợp hóa đơn điện tử meInvoice

MISA SME.NET là phần mềm kế toán phổ biến nhất hiện nay

Phần mềm kế toán MISA SME.NET là phần mềm kế toán được hơn hơn 130.000 doanh nghiệp, kế toán tin dùng với các điểm ưu việt như:
  • Đáp ứng thông tư 32/2011/TT-BTC và sẵn sang đáp ứng thông tư 68/2019/TT-BTC khi có quyết định áp dụng.
  • Đáp ứng mọi nghiệp vụ kế toán thuộc mọi lĩnh vực: Thương mại, Dịch vụ, Sản xuất, Xây lắp…
  • Tích hợp trực tiếp phần mềm hóa đơn điện tử meInvoice.vn.
  • Đặc biệt, tự động hạch toán chứng từ đầu vào từ hóa đơn điện tử của nhiều nhà cung cấp khác ( Thái Sơn, VNPT, Softdream, Viettel, Softdream…).
  • Tích hợp hệ sinh thái hóa đơn điện tử, ngân hàng điện tử tiện ích, chữ ký số, eSign, Tổng cục thuế giúp tiết kiệm chi phí sử dụng hóa đơn, giao dịch ngân hàng…
  • Cung cấp đầy đủ và chính xác các báo cáo cần thiết và kịp thời theo đúng quy định của cơ quan thuế và nhu cầu doanh nghiệp.
  • Cung cấp các văn bản pháp luật liên quan đến kế toán và tự động thông báo khi có thay đổi.
  • Kết nối hệ thống cơ quan Nhà nước xác thực tình trạng hoạt động của doanh nghiệp/đối tác: đang hoạt động, ngưng hoạt đông hay giải thể.
  • Quản lý tình hình tài chính – kế toán của doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi trên mobile.
  • Giao diện thông minh, sử dụng ngay sau 5 phút cài đặt.
>> Tham khảo chi tiết tính năng phần mềm kế toán MISA SME.NET TẠI ĐÂY.

meInvoice.vn là phần mềm hóa đơn điện tử được cơ quan thuế khuyến khích sử dụng

Hiện nay, meInvoice.vn luôn nằm trong top đầu các phần mềm hóa đơn điện tử đáp ứng các tiêu chí của Thông tư 32/2011/TT-BTC, Nghị định 119/NĐ-CP và Thông tư 68/2019/TT-BTC. Hóa đơn điện tử meInvoice.vn đã và đang là sự lựa chọn của gần 100.000 kế toán, doanh nghiệp bởi những tiện ích:
  • Lập và phát hành hóa đơn hàng loạt trong thời gian ngắn.
  • Cho phép người mua thanh toán trực tuyến.
  • Lập, phát hành và tra cứu mọi lúc mọi nơi trên Desktop, Website, Mobile.
  • Lưu trữ an toàn, bảo mật thông tin lên tới 10 năm.
 Có thể nói, sử dụng phần mềm kế toán và phần mềm hóa đơn điện tử của MISA là sự lựa chọn hoàn hảo cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương khi không chỉ đáp ứng thông tư 32/2011/TT-BTC mà còn giúp các doanh nghiệp dễ dàng trong việc sử dụng và quản lý khép kín xuyên suốt quá trình kinh doanh, đây cũng là điều mà không phải đơn vị cung cấp phần mềm kế toán hay hóa đơn điện tử nào cũng có thể đáp ứng được.
Để được tư vấn chi tiết về phần mềm kế toán và phần mềm hóa đơn điện tử MISA đồng thời nhận cơ hội dùng thử miễn phí 14 ngày, xin vui lòng đăng ký tại đây:
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không