Kiến thức Tài chính kế toán Cách hạch toán trong Kế toán giảm Tài sản cố định hữu...

Cách hạch toán trong Kế toán giảm Tài sản cố định hữu hình và vô hình

865

Tài sản cố định (TSCĐ) hữu hình và vô hình ở doanh nghiệp giảm thường do một số nguyên nhân sau: do thanh lý khi hết hạn sử dụng, nhượng bán lại cho đơn vị khác, góp liên doanh, liên kết, chuyển đổi mục đích sử dụng thành bất động sản đầu tư…

Các nguyên nhân giảm này, kế toán và đơn vị sử dụng phảI lập các chứng từ ban đầu hợp lệ, hợp pháp.

Kế toán giảm Tài sản cố định, ngoài những tài khoản đã nêu kế toán còn sử dụng:

  • TK 214 – Hao mòn TSCĐ,
  • TK 711- Thu nhập khác,
  • TK 811 – Chi phí khác và các tài khoản khác.

TSCĐ là gì? Thế nào mới được coi là TSCĐ

22 sai sót hoặc cần lưu ý kiểm tra lại đối với kế toán TSCĐ

Thanh lý, nhượng bán TSCĐ là gì? Cách hạch toán như thế nào?

Kế toán tăng Tài sản cố định hữu hình và vô hình

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

1. Kế toán thanh lý TSCĐ hữu hình, vô hình

TSCĐ thanh lý, nhượng bán là các TSCĐ đã khấu hao hết, hoặc không thể tiếp tục sử dụng được, những TSCĐ đã lạc hậu về kĩ thuật sử dụng, không hiệu quả, không còn phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị

Khi tiến hành thanh lý TSCĐ, doanh nghiệp phải thành lập hội đồng thanh lý TSCĐ đề tổ chức thực hiện việc thanh lý TSCĐ. Hội đồng thanh lý phải lập “Biên bản thanh lý TSCĐ” theo quy định – Biên bản thanh lý là chứng từ để ghi sổ kế toán

Căn cứ vào biên bản thanh lý TSCĐ, kế toán ghi giảm nguyên giá TSCĐ và phản ánh giá trị còn lại của TSCĐ như một khoản chi phí khác.

Trong trường hợp việc thanh lý TSCĐ do bộ phận sản xuất phụ của đơn vị thực hiện, kế toán phản ánh chi phí thanh lý

Trường hợp TSCĐ thanh lý được hình thành bằng vốn vay ngân hàng thì số tiền thu được về thanh lý TSCĐ trước hết phải được sử dụng để trả vốn vay và cho ngân hàng, chủ nợ khác.

 2. Kế toán nhượng bán TSCĐ hữu hình vô hình

TSCĐ được nhượng bán là những TSCĐ mà doanh nghiệp không cần dùng đến, hoặc xét thấy việc sử dụng không đem lại hiệu quả.

Khi nhượng bán TSCĐ, doanh nghiệp cũng phải thành lập hội đồng để xác định giá bán TSCĐ, tổ chức việc nhượng bán TSCĐ theo quy định hiện hành.

Căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh giảm nguyên giá TSCĐ, ghi nhận giá trị còn lại của TSCĐ như một khoản chi phí khác.

Số tiền thu được từ nhượng bán TSCĐ được coi là một khoản thu nhập khác.

Chi phí liên quan đến hoạt động nhượng bán TSCĐ được coi như các khoản chi phí khác, kế toán căn cứ vào các chứng từ liên quan để ghi sổ

Kết quả nhượng bán TSCĐ cũng được tính vào kết quả hoạt động bất thường và được phản ánh như trường hợp thanh lý TSCĐ.

3. Kế toán giao dịch bán và thuê lại tài sản là thuê tài chính

Giao dịch bán và thuê lại tài sản thực hiện khi tài sản được bán và được thuê lại bởi chính người bán.

Khoản chênh lệch giữa  bán tài sản với giá trị còn lại trên sổ kế toán không được ghi  nhận ngay là một khoản lãI hoặc lỗ từ việc bán tài sản mà phảI ghi nhận là thu nhập chưa thực hiện hoặc chi phí trả trước dài hạn và phân bổ cho suốt thời gian thuê tài sản.

Trong giao dịch bán và thuê lại, nếu có chi phí phát sinh ngoài chi phí khấu hao thì được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.

4. Kế toán góp vốn bằng TSCĐ thành lập cơ sở liên doanh đồng kiểm soát

Khi sử dụng TSCĐ để góp vốn, các TSCĐ phải được hội đồng liên doanh đánh giá. Do vậy, có thể phát sinh chênh lệch giữa giá trị vốn góp được chấp nhận và giá trị còn lại của TSCĐ theo sổ kế toán  của đơn vị.

Chênh lệch đó được hạch toán vào tài khoản 811”chi phí khác “ hoặc tài khoản 711”thu nhập khác “.

Định kỳ, căn cứ vào thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ mà cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát phân bổ doanh thu chưa thực hiện vào thu nhập khác trong kỳ

5. Kế toán giảm TSCĐ do góp vốn vào công ty liên kết 

Căn cứ vào giá trị đấnh giá và được thoả thuận giữa nhà đầu tư và công ty liên kết, kế toán ghi sổ theo định khoản

6. Kế toán chuyển bất động sản chủ sở hữu thành bất động sản đầu tư

Căn cứ vào hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng.

7. Kế toán chuyển TSCĐ thành công cụ dụng cụ

Nguyên giá tài sản cố định đã xác định và ghi sổ ban đầu khi tăng TSCĐ và giữ nguyên giá trị ghi sổ này theo nguyên tắc giá gốc. Khi kinh tế ngày càng phát triển, tài sản cố định ngày càng nhiều, những tài sản có giá trị thấp nếu quản lý và kế toán theo nguyên tắc của TSCĐ sẽ khó khăn.

Như vậy, tiêu chuẩn của TSCĐ (chủ yếu tiêu chuẩn giá trị) có thể trở nên không còn phù hợp. Nguyên giáTSCĐ đòi hỏi phải được thay đổi. Nhà nước ra các quyết định thay đổi tiêu chuẩn TSCĐ.

Căn cứ vào thời gian có hiệu lực của quyết định doanh nghiệp vị phải tiến hành kiểm kê và đánh giá lại toàn bộ TSCĐ hiện có để xác định những TSCĐ còn phù hợp là TSCĐ và những TSCĐ  chuyển thành công cụ dụng cụ.

Phần mềm kế toán MISA SME.NET đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ tài chính kế toán, giúp kế toán tiết kiệm thời gian và công sức. Để tìm hiểu thêm về phần mềm kế toán MISA SME.NET mới nhất, kế toán vui lòng click xem tại đây

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không