Kiến thức Tài chính kế toán Tìm hiểu cơ bản về kế toán chênh lệch tỷ giá hối...

Tìm hiểu cơ bản về kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái

324
Doanh nghiệp Việt Nam đã và đang có ngày càng nhiều các giao dịch, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến ngoại tệ. Việc ghi nhận, đánh giá, xử lý và kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái luôn là vấn đề phức tạp và cũng nảy sinh nhiều vướng mắc khi tiến hành. Bài viết này sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quát nhất về những điều cơ bản khi thực hiện kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái cho doanh nghiệp của mình.
Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái

Cơ bản về tỷ giá hối đoái

 
Tỷ giá hối đoái trong tiếng Anh là Exchange rate, được hiểu là giá cả của một đồng tiền được biểu hiện thông qua một đồng tiền khác.
Tỷ giá đổi hoái thường được phân loại dựa vào các cách sau:
– Theo cách xác định tỷ giá
– Theo hình thức ngoại tệ mua bán
– Theo thời điểm mua bán ngoại tệ
– Theo phương thức mua bán, giao nhận ngoại tệ
– Theo nghiệp vụ mua bán ngoại tệ của ngân hàng
– Theo chế độ quản lí ngoại hối

Phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái

 
Chênh lệch tỷ giá hối đoái là chênh lệch từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi cùng một số lượng ngoại tệ sang đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau (Theo Điều 69, Thông tư 200/2014/TT-BTC).
Phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái chủ yếu gặp trong các trường hợp:
– Thực tế mua bán, trao đổi, thanh toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ trong kỳ
– Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập Báo cáo tài chính
– Chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam

Nguyên tắc xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái

 
Để thực hiện kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái, bạn phải nắm rõ các nguyên tắc xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái như: Nguyên tắc xác định tỷ giá giao dịch thực tế, Nguyên tắc áp dụng tỷ giá trong kế toán; Nguyên tắc xác định các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ. Tất cả những nguyên tắc này đã được đề cập rất rõ ràng tại bài viết Tỷ giá hối đoái là gì? Phương pháp hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái, bạn hãy truy cập và cùng misa.com.vn khám phá nhé!
Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái

 Hạch toán tài khoản kế toán 413

 
Tài khoản kế toán 413 là tài khoản đoạn sử dụng khi kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái cho doanh nghiệp.

Kết cấu và nội dung của tài khoản kế toán 413:

Bên Nợ:
– Lỗ tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ
– Lỗ tỷ giá trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thực hiện dự án, công trình trọng điểm quốc gia gắn với nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh, quốc phòng
– Kết chuyển lãi tỷ giá vào doanh thu hoạt động tài chính

Bên Có:
– Lãi tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ
– Lãi tỷ giá trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thực hiện dự án, công trình trọng điểm quốc gia gắn với nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh, quốc phòng
– Kết chuyển lỗ tỷ giá vào chi phí tài chính

Số dư bên Nợ:
– Lỗ tỷ giá trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thực hiện dự án, công trình trọng điểm quốc gia gắn với nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh, quốc phòng

Số dư bên Có:

– Lãi tỷ giá trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thực hiện dự án, công trình trọng điểm quốc gia gắn với nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh, quốc phòng

Tài khoản cấp 2 của tài khoản kế toán 413 là:
– Tài khoản 4131 – Chênh lệch tỷ giá đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ
– Tài khoản 4132 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái giai đoạn trước hoạt động

Các nghiệp vụ chủ yếu trong hạch toán tài khoản kế toán 413

 
Dưới đây là một số nghiệp vụ thường gặp khi hạch toán tài khoản kế toán 413 mà misa.com.vn tổng hợp để giúp ích cho quá trình kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái của kế toán viên:
I. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh, kể cả hoạt động đầu tư XDCB của doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh:
 
1. Khi mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ thanh toán bằng ngoại tệ
2. Khi nhận vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ của nhà cung cấp chưa thanh toán tiền, hoặc khi vay ngắn hạn, vay dài hạn, nợ dài hạn, hoặc nhận nợ nội bộ… ngoại tệ, căn cứ tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch
3. Khi thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ (Nợ phải trả người bán, nợ vay ngắn hạn, vay dài hạn, nợ dài hạn, nợ nội bộ…)
4. Khi phát sinh doanh thu, thu nhập khác bằng ngoại tệ căn cứ tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch
5. Khi phát sinh các khoản nợ phải thu bằng ngoại tệ
6. Khi thu được tiền nợ phải thu bằng ngoại tệ (phải thu khách hàng, phải thu nội bộ)

II. Kế toán chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ của hoạt động đầu tư XDCB (Giai đoạn trước hoạt động):
1. Khi mua ngoài vật tư, thiết bị, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ, khối lượng xây dựng, lắp đặt do người bán hoặc bên nhận thầu bàn giao
2. Khi thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ (Nợ phải trả người bán, nợ vay ngắn hạn, vay dài hạn, nợ dài hạn, nợ nội bộ (nếu có)…)
3. Hàng năm, chênh lệch tỷ giá đã thực hiện phát sinh trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản (Giai đoạn trước hoạt động) được phản ánh luỹ kế trên TK 413 – “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” (4132) cho đến khi hoàn thành đầu tư XDCB
4. Kết thúc hoạt động đầu tư XDCB (Giai đoạn trước hoạt động), kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện (Theo số thuần sau khi bù trừ số phát sinh bên Nợ và bên Có Tài khoản 4132) của hoạt động đầu tư (Giai đoạn trước hoạt động) trên TK 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” (TK 4132) tính ngay (nếu nhỏ) vào chi phí tài chính, hoặc kết chuyển (nếu lớn) sang TK 242 – “Chi phí trả trước dài hạn” (Nếu lỗ tỷ giá) hoặc tính ngay (nếu nhỏ) vào doanh thu hoạt động tài chính, hoặc kết chuyển (nếu lớn) sang TK 3387 “Doanh thu chưa thực hiện” (Nếu lãi tỷ giá) để phân bổ trong thời gian tối đa là 5 năm
5. Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện (Lỗ hoặc lãi tỷ giá) trong giai đoạn đầu tư XDCB được luỹ kế đến thời điểm quyết toán bàn giao TSCĐ đưa vào sử dụng cho hoạt động SXKD

III. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại cuối năm tài chính của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ


1. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại cuối năm tài chính của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ
2. Kế toán xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại cuối năm tài chính của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ

Nếu bạn có nhu cầu tra cứu chi tiết phương pháp kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái cho một trong các nghiệp vụ nêu trên, hãy theo dõi tại Hạch toán chuyên sâu tài khoản 413 – chênh lệch tỷ giá hối đoái để biết thêm chi tiết.

Ngoài ra, phần mềm kế toán MISA SME.NET đáp ứng đầy đủ yêu cầu của kế toán nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu như:
– Quản lý chặt chẽ công nợ phải trả theo từng hoá đơn, nhà cung cấp, nhóm nhà cung cấp.
– Quản lý được công nợ phải trả theo từng nhân viên mua hàng, theo từng công trình, hợp đồng.

Để tìm hiểu thêm về phần mềm kế toán MISA SME.NET mới nhất, kế toán vui lòng click xem tại đây

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không