Kiến thức Tài chính kế toán Kế toán nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản – Khó...

Kế toán nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản – Khó hay dễ?

2662
Các nghiệp vụ phát sinh có liên quan tới kế toán nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo bạn là khó hay dễ? Cần sử dụng tài khoản kế toán nào để thực hiện công việc này? Hãy cùng misa.com.vn đi tìm lời giải đáp thông qua bài viết Kế toán nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản – Khó hay dễ? dưới đây.
 
 
Kế toán nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
 

 Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản là gì?

 
Trước khi thực hiện các nghiệp vụ kế toán nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, bạn cần hiểu được bản chất của khái niệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản (từ đây gọi tắt: XDCB). Cụ thể:
Vốn đầu tư là tài sản tích lũy hoặc huy động được của nhà đầu tư được đưa vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm phục vụ cho mục đích phát triển và đầu tư sinh lời. Hiểu một cách đơn giản là toàn bộ các chi phí bỏ ra để thực hiện mục đích đầu tư.
 
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là toàn bộ những chi phí để đạt được mục đích đầu tư bao gồm chi phí cho việc khảo sát thiết kế và xây dựng, mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị và các chi phí khác được ghi trong tổng dự toán.
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản được hình thành từ các nguồn sau:
– Vốn ngân sách nhà nước
– Vốn tín dụng đầu tư
– Vốn tự có của các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế
– Vốn hợp tác liên doanh với nước ngoài
– Vốn vay nước ngoài bao gồm
– Vốn viện trợ của các tổ chức nước ngoài (ODA)
– Vốn huy động của dân cư bằng tiền, vật liệu hoặc công cụ lao động
 

Hạch toán nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản


Vốn đầu tư XDCB với nhiều loại nguồn, nhiều cách phân loại như vậy liệu thực hiện kế toán nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản có khó không? Câu trả lời chính là chỉ cần bạn hiểu và sử dụng đúng tài khoản kế toán 441 thì sẽ rất dễ dàng. Các nội dung của tài khoản kế toán 441 để hạch toán nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản mà bạn cần nắm được là: nguyên tắc kế toán, nội dung và kết cấu của tài khoản 441…

Nội dung và kết cấu của tài khoản 441


Tài khoản kế toán 441 dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm nguồn vốn đầu tư XDCB của doanh nghiệp. Nguồn vốn đầu tư XDCB của doanh nghiệp được hình thành do Ngân sách cấp hoặc đơn vị cấp trên cấp.
Vốn đầu tư XDCB của đơn vị được dùng cho việc đầu tư xây dựng mới, cải tạo, mở trộng cơ sở sản xuất, kinh doanh và mua sắm TSCĐ để đổi mới công nghệ. Công tác đầu tư XDCB ở doanh nghiệp phải chấp hành và tôn trọng quy định về quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản hiện hành.
Mỗi khi công tác xây dựng và mua sắm TSCĐ hoàn thành, tài sản được bàn giao đưa vào sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, kế toán phải tiến hành các thủ tục quyết toán vốn đầu tư của từng công trình, hạng mục công trình. Khi quyết toán vốn đầu tư được duyệt, kế toán phải ghi giảm nguồn vốn đầu tư XDCB, ghi tăng nguồn vốn kinh doanh.

Bên Nợ:
Số vốn đầu tư XDCB giảm do:
– Xây dựng mới và mua sắm TSCĐ hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng và quyết toán vốn đầu tư đã được duyệt;
– Nộp lại số vốn đầu tư XDCB sử dụng không hết cho đơn vị cấp trên, cho nhà nước.

Bên Có:

Nguồn vốn đầu tư XDCB tăng do:
– Ngân sách Nhà nước hoặc cấp trên cấp vốn đầu tư XDCB;
– Nhận vốn đầu tư XDCB do được tài trợ, viện trợ;
– Bổ sung từ quỹ đầu tư phát triển.

Số dư bên Có:

Số vốn đầu tư XDCB hiện có của doanh nghiệp chưa sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng công tác XDCB chưa hoàn thành hoặc đã hoàn thành nhưng quyết toán chưa được duyệt.

Phương pháp hạch toán nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản – một số nghiệp vụ chủ yếu


Một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu liên quan tới hạch toán tài khoản kế toán 441 được tóm tắt bởi sơ đồ sau:
 
Kế toán nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
1. Nhận được vốn đầu tư XDCB bằng tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, ghi:
Nợ các TK 111, 112…
Có TK 441- Nguồn vốn đầu tư XDCB

2. Trường hợp nhận vốn đầu tư XDCB do Ngân sách cấp theo dự toán được giao:
a. Khi được giao dự toán chi đầu tư XDCB, ghi đơn bên Nợ TK 008 “Dự toán chi sự nghiệp, dự án” (Tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán).
b. Khi rút dự toán chi đầu tư XDCB để sử dụng, căn cứ vào tình hình sử dụng dự toán chi đầu tư xây dựng để hạch toán vào các tài khoản có liên quan, ghi:
Nợ TK 111 – Tiền mặt

Nợ các TK 152, 153, 331…
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (Nếu được khấu trừ thuế GTGT đầu vào)
Nợ TK 241 – XDCB dở dang (Rút dự toán chi trực tiếp)
Có TK 441 – Nguồn vốn đầu tư XDCB.
Đồng thời ghi đơn bên Có TK 008 “Dự toán chi sự nghiệp, dự án” (Tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán)

3. Khi chưa được giao dự toán chi đầu tư XDCB, đơn vị được Kho bạc cho tạm ứng vốn đầu tư, khi nhận được vốn tạm ứng của Kho bạc, ghi:
Nợ các TK 111, 112…
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3388)

4. Khi dự toán chi đầu tư XDCB được giao, đơn vị phải thực hiện các thủ tục thanh toán để hoàn trả Kho bạc khoản vốn đã tạm ứng. Khi được Kho bạc chấp nhận các chứng từ thanh toán, ghi:
Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3388)
Có TK 441 – Nguồn vốn đầu tư XDCB

5. Nhận vốn đầu tư XDCB để trả các khoản vay ngắn hạn, vay nội bộ, vay đối tượng khác, ghi:

Nợ các TK 311, 336, 338…
Có TK 441 – Nguồn vốn đầu tư XDCB

6. Bổ sung vốn đầu tư XDCB bằng quỹ đầu tư phát triển, ghi:
Nợ TK 414 – Quỹ đầu tư phát triển
Có TK 441 – Nguồn vốn đầu tư XDCB

7. Khi công tác xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định bằng nguồn vốn đầu tư XDCB hoàn thành, bàn giao đưa vào sản xuất, kinh doanh:

– Kế toán ghi tăng giá trị TSCĐ do đầu tư XDCB, mua sắm TSCĐ hoàn thành, ghi:
Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình
Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình
Có TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang

– Khi quyết toán công trình hoàn thành được phê duyệt, kế toán ghi giảm nguồn vốn đầu tư XDCB và ghi tăng nguồn vốn kinh doanh, ghi:
Nợ TK 441 – Nguồn vốn đầu tư XDCB
Có TK 414 – Quỹ đầu tư phát triển

8. Khi trả lại vốn đầu tư XDCB cho Ngân sách Nhà nước, cho đơn vị cấp trên, ghi:
Nợ TK 441 – Nguồn vốn đầu tư XDCB
Có các TK 111, 112…

Như vậy, bài viết này đã giúp bạn hiểu được bản chất của nguồn vốn đầu tư XDCB và phương pháp hạch toán tài khoản kế toán 441 theo đúng thông tư của Bộ Tài chính.

Phần mềm kế toán MISA SME.NET đáp ứng đầy đủ yêu cầu của kế toán nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu như:
– Quản lý chặt chẽ công nợ phải trả theo từng hoá đơn, nhà cung cấp, nhóm nhà cung cấp.
– Quản lý được công nợ phải trả theo từng nhân viên mua hàng, theo từng công trình, hợp đồng.
 

Phần mềm kế toán MISA SME.NET đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ tài chính kế toán, giúp kế toán tiết kiệm thời gian và công sức. Để tìm hiểu thêm về phần mềm kế toán MISA SME.NET mới nhất, kế toán vui lòng click xem tại đây

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không