Kiến thức Tài chính kế toán Đối tượng kế toán chi phí sản xuất, đối tượng tính giá...

Đối tượng kế toán chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành

9315
Đối tượng kế toán chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành
Đối tượng kế toán chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành
Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành đều nhằm phục vụ cho việc kiểm soát chi phí và cung cấp tài liệu cho việc tính giá thành theo đối tượng giúp kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành cho sản phẩm và lao vụ, dịch vụ được sản xuất đã hoàn thành. Trong bài viết dưới đây, MISA SME sẽ cùng bạn khái quát để hiểu rõ về chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1. Khái niệm chi phí sản xuất và phân loại

1.1. Khái niệm

Chi phí sản xuất (hay chi phí chế tạo sản phẩm) là toàn bộ các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất hoặc chế tạo sản phẩm, liên quan trực tiếp đến việc tạo ra sản phẩm. Đây là một phần quan trọng trong cơ cấu chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và được tính trực tiếp vào giá thành sản phẩm.

Chi phí sản xuất gồm nhiều khoản mục khác nhau, thông thường gồm:

  • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
  • Chi phí nhân công trực tiếp
  • Chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1.2. Phân loại chi phí sản xuất

Việc phân loại chi phí sản xuất theo các tiêu chí khác nhau không chỉ giúp doanh nghiệp xác định rõ các yếu tố chi phí mà còn hỗ trợ quản lý tài chính hiệu quả, lập kế hoạch và tối ưu hóa hoạt động sản xuất kinh doanh. Dưới đây là các phương pháp phân loại phổ biến.

a) Theo nội dung và tính chất kinh tế

  • Chi phí nguyên vật liệu: Giá trị nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp.
  • Chi phí nhân công: Lương, phụ cấp cho lao động tham gia sản xuất.
  • Chi phí trích theo lương: BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ.
  • Chi phí công cụ, dụng cụ: Giá trị phân bổ công cụ sử dụng trong kỳ.
  • Chi phí khấu hao TSCĐ: Giá trị hao mòn TSCĐ phục vụ sản xuất.
  • Chi phí dịch vụ mua ngoài: Điện, nước, vận chuyển,…
  • Chi phí khác bằng tiền: Hội nghị, tiếp khách, thuế tài nguyên,…

b) Theo mục đích và công dụng

  • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Nguyên liệu chính, phụ, vật liệu khác.
  • Chi phí nhân công trực tiếp: Lương và các khoản trích cho công nhân sản xuất.
  • Chi phí sản xuất chung: Chi phí quản lý và phục vụ sản xuất.

c) Theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm

  • Chi phí biến đổi: Tăng giảm theo sản lượng (nguyên vật liệu, nhân công).
  • Chi phí cố định: Không thay đổi theo sản lượng (thuê nhà xưởng, quản lý).
  • Chi phí hỗn hợp: Gồm cả biến đổi và cố định (điện thoại, fax).

d) Theo việc ra quyết định

  • Chi phí chênh lệch: Khác biệt giữa các phương án.
  • Chi phí chìm: Đã phát sinh, không ảnh hưởng quyết định.
  • Chi phí cơ hội: Lợi ích mất đi khi chọn một phương án khác.

e) Theo quy trình sản xuất

  • Chi phí sản xuất: Nguyên vật liệu, nhân công trực tiếp, sản xuất chung.
  • Chi phí ngoài sản xuất: Bán hàng, quản lý doanh nghiệp.

f) Theo báo cáo tài chính

  • Chi phí sản phẩm: Gắn với sản phẩm sản xuất và tiêu thụ.
  • Chi phí thời kỳ: Bán hàng, quản lý phát sinh trong kỳ hạch toán.

g) Theo kiểm soát và quản lý

  • Chi phí kiểm soát được/không kiểm soát được: Phụ thuộc quyền ra quyết định.
  • Chi phí trực tiếp: Gắn với sản phẩm cụ thể (NVL, nhân công).
  • Chi phí gián tiếp: Liên quan nhiều đối tượng (quản lý, bán hàng)
ĐỌC THÊM: 

2. Khái niệm giá thành sản xuất và phân loại

2.1. Khái niệm

Giá thành sản phẩm là tổng chi phí sản xuất được tính cho một khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm (công việc, dịch vụ) mà doanh nghiệp đã hoàn thành trong điều kiện hoạt động bình thường.
Tất cả các chi phí liên quan, bao gồm chi phí phát sinh trong kỳ, chi phí từ kỳ trước chuyển sang, và các khoản chi phí trích trước, đều được tổng hợp để xác định giá thành của khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành.

Giá thành sản phẩm là tổng chi phí sản xuất được tính cho một khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm
Giá thành sản phẩm là tổng chi phí sản xuất được tính cho một khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm

2.2. Phân loại 

Tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất, kết cấu giá thành bao gồm các khoản mục chi phí khác nhau như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, và chi phí sản xuất chung.

Việc phân loại giá thành theo các tiêu chí khác nhau giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả, phân tích biến động và đưa ra các biện pháp tối ưu hóa chi phí. Dưới đây là các cách phân loại phổ biến:

a) Theo cơ sở số liệu và thời điểm tính

  • Giá thành kế hoạch:
    • Được tính trước quá trình sản xuất, dựa trên chi phí và sản lượng kế hoạch.
    • Là công cụ để so sánh, phân tích hiệu quả và phấn đấu giảm giá thành.
  • Giá thành định mức:
    • Tính dựa trên các định mức chi phí hiện hành cho một đơn vị sản phẩm.
    • Giúp đánh giá hiệu quả sử dụng tài nguyên và kiểm soát quá trình sản xuất.
  • Giá thành thực tế:
    • Dựa trên chi phí thực tế phát sinh và sản lượng thực tế.
    • Phản ánh kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất, được tính sau khi sản xuất hoàn thành.

b) Theo phạm vi tính toán chi phí

  • Giá thành toàn bộ:
  • Bao gồm chi phí sản xuất toàn bộ cộng với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
  • Dùng để đánh giá kết quả tiêu thụ và đưa ra quyết định chiến lược dài hạn.
  • Giá thành bộ phận:
  • Chỉ tính các chi phí sản xuất biến đổi, bao gồm cả chi phí biến đổi trực tiếp và gián tiếp.
  • Hỗ trợ phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận và xác định lãi góp.

3. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi hoặc giới hạn để tập hợp các chi phí phát sinh trong sản xuất. Đối tượng này có thể là nơi phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ phận) hoặc đối tượng chịu chi phí (sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng).

Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí thực chất là việc làm rõ giới hạn của chi phí phát sinh và đối tượng chịu chi phí. Quá trình này cần dựa vào:

  • Mục đích sử dụng chi phí.
  • Địa điểm phát sinh chi phí.

Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với yêu cầu quản lý doanh nghiệp là bước quan trọng để tổ chức kế toán chi phí hiệu quả, từ khâu hạch toán ban đầu đến việc tổng hợp số liệu trên tài khoản và sổ chi tiết.

Tùy thuộc vào đặc điểm, tình hình cụ thể của doanh nghiệp mà đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp có thể là:

  • Từng sản phẩm, chi tiết sản phẩm, loại sản phẩm hoặc đơn đặt hàng.
  • Từng phân xưởng, đội, trại, bộ phận hoặc giai đoạn công nghệ sản xuất.
  • Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất hoặc toàn doanh nghiệp.

4. Đối tượng tính giá thành sản xuất

Đối tượng tính giá thành có thể là một chi tiết thành phẩm, thành phẩm hoàn chỉnh, nhóm sản phẩm, công việc cụ thể, hoặc một dịch vụ. Việc xác định đối tượng tính giá thành phải phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất, yêu cầu quản lý và điều kiện kế toán của doanh nghiệp. Một số căn cứ thường được sử dụng bao gồm:

  • Đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý.
  • Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất.
  • Yêu cầu quản lý doanh nghiệp và trình độ kế toán.

Cách xác định đối tượng tính giá thành dựa trên quy trình sản xuất:

  • Quy trình sản xuất giản đơn: Đối tượng là sản phẩm hoàn thành ở cuối quy trình.
  • Quy trình sản xuất phức tạp liên tục: Đối tượng là thành phẩm cuối cùng hoặc bán thành phẩm ở từng giai đoạn.
  • Quy trình sản xuất phức tạp kiểu song song (lắp ráp): Đối tượng là sản phẩm hoàn chỉnh hoặc từng bộ phận, chi tiết sản phẩm.
  • Tổ chức sản xuất đơn chiếc: Đối tượng là từng sản phẩm hoặc công việc cụ thể
Việc xác định đối tượng tính giá thành phải phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất
Việc xác định đối tượng tính giá thành phải phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất

5.  Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai khái niệm có mối liên hệ chặt chẽ trong quản lý doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Chi phí sản xuất bao gồm toàn bộ các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, và chi phí sản xuất chung. Đây là cơ sở để xác định giá thành sản phẩm, phản ánh tổng chi phí được phân bổ cho một đơn vị hoặc khối lượng sản phẩm đã hoàn thành.

Mối quan hệ giữa hai khái niệm này được thể hiện qua công thức:
Giá thành sản phẩm = Chi phí sản xuất trong kỳ + Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ – Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. 

Chi phí sản xuất đóng vai trò đầu vào, trực tiếp quyết định giá thành của sản phẩm. Nếu doanh nghiệp kiểm soát tốt chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm sẽ giảm, giúp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tuy có mối liên hệ mật thiết nhưng phục vụ các mục đích khác nhau. Chi phí sản xuất chủ yếu được sử dụng để quản lý và kiểm soát các khoản chi phí trong từng giai đoạn sản xuất, trong khi giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế để xác định giá bán, tính toán lợi nhuận, và đưa ra các quyết định kinh doanh.

Sự thay đổi của chi phí sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm. Việc kiểm soát chi phí sản xuất hiệu quả không chỉ giúp giảm giá thành mà còn nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, tối ưu hóa lợi nhuận. Như vậy, quản lý tốt chi phí sản xuất không chỉ giúp doanh nghiệp định giá sản phẩm hợp lý mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài.

Phần mềm kế toán MISA SME.NET đáp ứng đầy đủ yêu cầu của kế toán chi phí sản xuất và giá thành như:
– Tự động tổng hợp chi phí phát sinh trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi phí; tự động phân bổ chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí và tự động tính giá thành theo từng phương pháp tính giá thành.
– Tự động cập nhật giá thành tính được vào chứng từ nhập kho thành phẩm, tự động tính ra giá cho các thành phẩm khi xuất kho
– Tự động nghiệm thu các công trình vụ việc, đơn hàng, hợp đồng.
Để tìm hiểu thêm về phần mềm kế toán thông dụng MISA SME.NET mới nhất, kế toán vui lòng click xem TẠI ĐÂY hoặc và điền form dưới đây để được trải nghiệm phần mềm miễn phí:

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không