Kiến thức Tài chính kế toán Nội dung quan trọng của kế toán tài sản cố định

Nội dung quan trọng của kế toán tài sản cố định

974
Các khái niệm về kế toán

TSCĐ của doanh nghiệp là các tài sản có giá trị lớn cần phải được quản lý đơn chiếc, phục vụ cho công tác quản lý kế toán phải ghi số theo từng đối tượng ghi TSCĐ. Để tiện cho việc theo dõi, quản lý, phải tiến hành đánh số cho từng đối tượng ghi TSCĐ. Mỗi đối tượng ghi TSCĐ phải có số hiệu riêng và việc đánh số TSCĐ là do các doanh nghiệp quy định tuỳ theo điều kiện cụ thể của doanh nghiệp đó nhưng phải đảm bảo tính thuận tiên trong việc nhận biết TSCĐ theo nhóm, theo loại và tuyệt đối không trùng lặp.

>> Quản lý tài sản cố định trên MISA SME.NET
>> Thông tư 162/2014/TT-BTC về chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định

1. Xác định đối tượng ghi TSCĐ

TSCĐ của doanh nghiệp là các tài sản có giá trị lớn cần phải được quản lý đơn chiếc. Để phục vụ cho công tác quản lý kế toán phải ghi số theo từng đối tượng ghi TSCĐ.

Đối tượng ghi TSCĐ hữu hình là từng vật kết cấu hoàn chỉnh bao gồm cả vật giá lắp và phụ tùng kèm theo. Đối tượng ghi TSCĐ có thể là một vật thể riêng biệt về mặt kết cấu có thể thực hiện được những chức năng độc lập nhất định hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau không thể tách rời để cùng thực hiện một hoặc một số chức năng nhất định.

Đối tượng ghi TSCĐ vô hình là từng TSCĐ vô hình gắn với một nội dung chi phí và một mục đích riêng mà doanh nghiệp có thể xác định một cách riêng biệt, có thể kiểm soát và thu được lợi ích kinh tế từ việc nắm giữ tài sản.

Để tiện cho việc theo dõi, quản lý, phải tiến hành đánh số cho từng đối tượng ghi TSCĐ. Mỗi đối tượng ghi TSCĐ phải có số hiệu riêng. Việc đánh số TSCĐ là do các doanh nghiệp quy định tuỳ theo điều kiện cụ thể của doanh nghiệp đó nhưng phải đảm bảo tính thuận tiên trong việc nhận biết TSCĐ theo nhóm, theo loại và tuyệt đối không trùng lặp.

tài sản cố định

2. Nội dung kế toán chi tiết TSCĐ

Kế toán chi tiết TSCĐ gồm:

– Lập và thu thập các chứng từ ban đầu có liên quan đến TSCĐ ở doanh nghiệp; tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ ở phòng kế toán và tổ chức kế toán chi ở các đơn vị sử dụng TSCĐ

Chứng từ ban đầu phản ánh mọi biến động của TSCĐ trong doanh nghiệp và là căn cứ kế toán làm căn cứ để kế toán ghi sổ. Những chứng từ chủ yếu được sử dụng là:

– Biên bản giao nhận TSCĐ (Mẫu số 01 – TSCĐ).

– Biên bản thanh lý TSCĐ (Mẫu số 02 – TSCĐ).

– Biên bản giao nhận TSCĐ SCL đã hoàn thành (mẫu 04 – TSCĐ).

– Biên bản đánh giá lại TSCĐ (mẫu số 05 – TSCĐ).

– Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.

– Các tài liệu kĩ thuật có liên quan.

TSCĐ của doanh nghiệp được sử dụng và bảo quản ở nhiều bộ phận khác nhau của doanh nghiệp. Bởi vậy, kế toán chi tiết TSCĐ phải phản ánh và kiểm tra tình hình tăng giảm, hao mòn TSCĐ trên phạm vi toàn doanh nghiệp và theo từng nơi bảo quản, sử dụng. Kế toán chi tiết phải theo dõi tới từng đối tượng ghi TSCĐ theo các chỉ tiêu về giá trị như: nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại. Đồng thời phải theo dõi cả các chỉ tiêu về nguồn gốc, thời gian sử dụng, công suất, số hiệu…

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

3.Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ tại nơi sử dụng, bảo quản

Việc theo dõi TSCĐ tại nơi sử dụng, bảo quản nhằm xác định và gắn trách nhiệm sử dụng và bảo quản tài sản với từng bộ phận, góp phần nâng cao trách nhiệm và hiệu quả sử dụng TSCĐ.

Tại nơi sử dụng, bảo quản TSCĐ (các phòng ban, phân xưởng …) sử dụng sổ “TSCĐ theo đơn vị sử dụng” để theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ trong phạm vi bộ phận quản lý.

Sổ tài sản theo đơn vị sử dụng.

Đơn vị sử dụng      ………. Năm 200 n (biểu số 4.1)

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Tổ chức kế toán chi tiết tại bộ phận kế toán

Tại bộ phận kế toán của doanh nghiệp, kế toán sử dụng “thẻ TSCĐ” và sổ TSCĐ toàn doanh nghiệp để theo dõi tình hình tăng, giảm, hao mòn TSCĐ

Thẻ TSCĐ: do kế toán lập cho từng đối tượng ghi TSCĐ của doanh nghiệp. Thẻ được thiết kế thành các phần để phản ánh các chỉ tiêu chung về TSCĐ, các chỉ tiêu về giá trị: Nguyên giá, giá đánh giá lại, giá trị hao mòn

– Thẻ TSCĐ cũng được thiết kế để theo dõi tình hình ghi giảm TSCĐ.

– Căn cứ để ghi thẻ TSCĐ là các chứng từ tăng, giảm TSCĐ. Ngoài ra để theo dõi việc lập thẻ TSCĐ doanh nghiệp có thể lập sổ đăng kí thẻ TSCĐ.

Sổ TSCĐ: được mở để theo dõi tình hình tăng giảm, tình hình hao mòn TSCĐ của toàn doanh nghiệp. Mỗi loại TSCĐ, có thể được dùng riêng một sổ hoặc một số trang sổ.

Căn cứ ghi sổ TSCĐ là các chứng từ tăng giảm TSCĐ và các chứng từ gốc liên quan. (Biểu 4.2)

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Phần mềm kế toán MISA SME.NET đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ về tài sản cố định như:

  • Quản lý danh sách TSCĐ tại đơn vị chi tiết theo từng loại tài sản, bộ phận sử dụng…
  • Tự động hạch toán các bút toán ghi tăng, ghi giảm, khấu hao, đánh giá lại, điều chuyểnTSCĐ
  • Kiểm kê TSCĐ: Tự động hiển thị danh sách TSCĐ theo từng đơn vị sử dụng và Tự động xử lý các kiến nghị sau kiểm kê.

Để tìm hiểu thêm về phần mềm kế toán MISA SME.NET mới nhất, kế toán vui lòng click xem tại đây

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không