Kiến thức Các phần mềm kế toán thông dụng nhất hiện nay

Các phần mềm kế toán thông dụng nhất hiện nay

406

Phần mềm kế toán hiện nay ngày càng được xây dựng, phát triển hoàn thiện hơn để phục vụ cho công tác tài chính kế toán. Với xu thế chuyển đổi số của doanh nghiệp mạnh mẽ như hiện nay, phần mềm cần ngày càng được nâng cấp, cập nhật để đáp ứng được các nhu cầu của doanh nghiệp trong quá trình số hóa dữ liệu, quản trị, nghiệp vụ kế toán.

Các phần mềm kế toán thông dụng hiện nay

Phần mềm kế toán hiện nay chủ yếu được chia làm 2 loại chính là phần mềm dưới dạng đóng và và dạng thiết kế riêng (thiết kế theo nhu cầu riêng của doanh nghiệp).

Mỗi loại phần mềm sẽ có những điểm ưu việt riêng và tùy vào nhu cầu, đặc điểm của từng đối tượng sử dụng doanh nghiệp sẽ quyết định nên lựa chọn sử dụng phần mềm nào để phù hợp với doanh nghiệp.

Phần mềm kế toán đóng gói

Đây là loại phần mềm kế toán thông dụng được thiết kế sẵn các tính năng với một bộ sản phẩm hoàn chỉnh và đầy đủ tài liệu hướng dẫn kèm theo. Vì đây là phần mềm đóng gói nên thường có tính ổn định cao và thường được nhiều doanh nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh vực tin dùng.

Ưu điểm

  • Chi phí rẻ
  • Dễ sử dụng với những người không chuyên
  • Đáp ứng hầu hết các nhu cầu của doanh nghiệp
  • Cập nhật thường xuyên các thông tư nghị định, văn bản pháp luật mới nhất
  • Khi xảy ra lỗi, nhà cung cấp có những biện pháp khắc phục, sửa chữa kịp thời

Nhược điểm

  • Chưa đáp ứng được một số doanh nghiệp đặc thù có yêu cầu riêng.

Phần mềm kế toán viết riêng theo đặt hàng

Đây là phần mềm được nhà cung cấp thiết kế riêng theo nhu cầu quản trị của doanh nghiệp nhằm đáp ứng các nghiệp vụ tài chính – kế toán doanh nghiệp đang sử dụng. Chính vì vậy, thường các doanh nghiệp có quy mô lớn, nhiều nghiệp vụ, ngành nghề, quy trình hoạt động nhiều đặc thù sẽ có nhu cầu thiết kế phần mềm riêng cho doanh nghiệp.

Ưu điểm

  • Có thể thiết lập các tính năng phù hợp nhất với yêu cầu của doanh nghiệp

Nhược điểm

  • Giá thành cao
  • Khó sử dụng
  • Khi gặp lỗi cần nhờ bên kỹ thuật xử lý
  • Không có tính ổn định do không được sử dụng phổ biến
  • Có thể không được cập nhật thông tư, nghị định tự động.
Các loại phần mềm kế toán thông dụng nhất hiện nay
Các loại phần mềm kế toán thông dụng nhất hiện nay

Các phần mềm kế toán theo lĩnh vực hoạt động

Các lĩnh vực với những đặc thù ngành nghề khác nhau đòi hỏi phần mềm phải đáp ứng được những yêu cầu về quản lý hàng hóa, quản lý doanh thu, chi phí, lãi lỗ của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp lĩnh vực công nghệ thông tin

  • Phần mềm cho phép thống kê và cung cấp báo cáo công nợ phải thu/phải trả theo từng hợp đồng giúp kế toán tiết kiệm thời gian, đảm bảo tính chính xác
  • Phần mềm cho phép hạch toán đa ngoại tệ và tự động xử lý, hạch toán chênh lệch tỷ giá khi có phát sinh
  • Khi phát sinh các nghiệp vụ mua ngoài, phần mềm cho phép khai báo các khoản mục chi phí và tự động lên báo cáo tổng hợp/ chi tiết khoản mục chi phí theo từng hợp đồng giúp kế toán tiết kiệm thời gian và giảm thiểu sai sót
  • Phần mềm cho phép theo dõi, báo cáo doanh thu theo từng nhân viên kinh doanh, từng hàng hóa, dịch vụ để làm căn cứ tính lương thưởng nhanh chóng, chính xác
  • Khi tập hợp chi phí cho từng hợp đồng, phần mềm cho phép phân bổ các chi phí chung cho các hợp đòng theo nhiều tiêu thức khác nhau một cách tự động, nhanh chóng và chính xác giúp tiết kiệm thời gian cho KT

Doanh nghiệp lĩnh vực may mặc

  • Cho phép quản lý và cung cấp báo cáo tồn kho vật tư hàng hóa chi tiết theo nhiều mã quy cách khác nhau như màu sắc, chất liệu, size…
  • Phần mềm cho phép tổng hợp số lượng hàng hóa từ nhiều đơn đặt hàng của các cửa hàng, đại lý, khách hàng để tiến hành nhập hàng cho phù hợp.
  • Đồng thời cung cấp báo cáo về tình hình đáp ứng các đơn đặt hàng của cửa hàng đại lý, khách hàng (Thống kê số lượng tồn kho và số lượng đặt hàng chưa giao)
  • Cho phép thiết lập chính sách giá bán, chính sách chiết khấu theo từng khách hàng, từng mặt hàng và tự động áp chính sách giá, chiết khấu đã thiết lập khi xuất hóa đơn bán hàng giúp tiết kiệm thời gian, đảm bảo chính xác
  • Cho phép khai báo các khoản mục chi phí và hạch toán chi phí phát sinh theo các khoản mục này và cho phép xem báo cáo tổng hợp, chi tiết chi phí theo khoản mục chi phí
  • Cho phép thiết lập, phân loại hàng hóa nhận giữ hộ/gia công. Từ đó cung cấp báo cáo xuất/nhập/tồn kho của hàng giữ hộ/gia công chi tiết theo từng đối tượng khách hàng

>>> Đọc thêm: Mua phần mềm kế toán nào tốt? Tiêu chí chọn phần mềm phù hợp

các phần mềm kế toán thông dụng trong ngành may mặc
các phần mềm kế toán thông dụng trong ngành may mặc

Doanh nghiệp dược phẩm

  • Theo dõi xuất nhập tồn kho của hàng hóa theo số lô và hạn sử dụng, cung cấp hệ thống báo cáo hàng hóa sắp hết hạn để doanh nghiệp có hướng xử lý cho phù hợp, hạn chế thấp nhất các tổn thất xảy ra
  • Quản lý dễ dàng số lượng thuốc đã giao, số lượng thuốc trình dược viên đã bán theo cơ chế quản lý kho hàng
  • Tự động chuyển đổi đơn vị tính đối với các hàng hóa có nhiều đơn vị tính khác nhau
  • Cho phép lập đơn mua hàng từ nhiều đơn đặt hàng của nhiều KH, trình dược viên, cửa hàng, đại lý để tính toán nhanh số lượng hàng hóa cần nhập một cách nhanh chóng và chính xác

Doanh nghiệp lĩnh vực vật liệu xây dựng

  • Phần mềm cho phép chọn giao cho đơn đặt hàng, hợp đồng, công trình nào (số lượng đã giao/chưa giao) để giao hàng đúng tiến độ
  • Cho phép theo dõi, báo cáo doanh thu theo nhân viên, cửa hàng, đại lý để có thông tin, kịp thời động viên, khen thưởng những nhân viên làm tốt
  • Cho phép thiết lập chính sách giá bán, chính sách chiết khấu theo từng khách hàng, từng mặt hàng và tự động áp chính sách giá, chiết khấu đã thiết lập
  • Cho phép khai báo các khoản mục chi phí và hạch toán chi phí phát sinh theo các khoản mục, công trình và cung cấp các báo cáo tổng hợp, chi tiết
  • Cho phép thiết lập hạn nợ, tuổi nợ theo từng khách hàng và cung cấp báo cáo công nợ chi tiết theo từng khách hàng để kịp thời thu hồi vốn

Tạm kết

Mỗi doanh nghiệp sẽ có những khó khăn, đặc thù riêng trong công tác quản lý hàng hóa, quản lý nhập/xuất tồn kho, công nợ, doanh thu, chi phí.

Chính vì vậy, để hiểu được cơ chế, đặc tính của các phần mềm kế toán thông dụng hiện nay đáp ứng các nghiệp vụ của doanh nghiệp, phù hợp với doanh nghiệp là hết sức quan trọng.

MISA SME 2023 là phần mềm kế toán thông dụng nhất hiện nay với gần 200.000 doanh nghiệp toàn quốc tin dùng, đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực khác nhau.

Anh/chị kế toán có thể tìm hiểu thêm về giải pháp quản lý tài chính – kế toán hiệu quả với MISA SME 2023 tại link dưới đây:Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không