Doanh nghiệp sản xuất là loại hình doanh nghiệp có nhiều nghiệp vụ kế toán phức tạp. Nếu như kế toán thương mại chỉ xoay quanh hoạt động trao đổi mua bán thì kế toán sản xuất phải làm việc với nhiều quy trình hơn và đồng nghĩa với việc phát sinh nhiều nghiệp vụ hơn. Doanh nghiệp sẽ phải đầu tư mua nguyên vật liệu và cho vào quy trình sản xuất để sản xuất ra thành phẩm rồi mang sản phẩm để buôn bán trao đổi.
Kế toán sản xuất và những công việc phải làm
So với các loại hình doanh nghiệp khác thì doanh nghiệp sản xuất có nhiều nghiệp vụ phức tạp, do đó công việc của kế toán cũng phức tạp theo. Nhiệm vụ của kế toán sản xuất không những phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản của kế toán doanh nghiệp mà còn phải tính được giá thành của sản phẩm doanh nghiệp sản xuất, cụ thể những công việc sau:
- Kế hoạch sản xuất nguyên vật liệu và xây dựng định mức nguyên vật liệu.
- Tính tiền lương, khấu hao tài sản cố định.
- Tính chi phí sản xuất bao gồm tất cả: nguyên vật liệu, nhân công, tiền điện…
- Phân bổ chi phí sản xuất.
- Tính giá thành chi tiết cho từng sản phẩm hoàn thành.
- Biết cách tổ chức chứng từ sổ sách kế toán, tài khoản kế toán, hạch toán kế toán, lập báo cáo quyết toán thuế giá trị gia tăng và thuế giá trị doanh nghiệp.
Những khó khăn doanh nghiệp sản xuất đang gặp phải
Trong quá trình thực hiện, kế toán sản xuất không tránh khỏi những khó khăn. Có thể kể đến một số khó khăn như:
- Không kiểm soát được tình hình thực hiện đơn đặt hàng hoặc hợp đồng để đốc thúc sản xuất dẫn đến trễ tiến độ giao hàng, ảnh hưởng đến uy tín của DN
- Không quản lý được mức tồn kho tối thiểu để lên kế hoạch nhập vật tư kịp thời, đặc biệt là các loại vật tư không có sẵn dẫn đến đình trệ sản xuất
- Không quản lý được hàng hóa theo quy cách dẫn đến hàng hóa sản xuất thừa gây ứ đọng vốn, tăng chí phí tồn kho và giảm lợi nhuận.
- Không quản lý được hàng hóa theo nhiều đơn vị tính dẫn đến mất nhiều thời gian và dễ sai sót trong khâu theo dõi, kiểm kê
- Khó khăn trong quản lý tồn kho hàng hóa theo mã quy cách (màu sắc, size, chất liệu,….) dẫn đến không có kế hoạch sản xuất, giao hàng phù hợp
- Không quản lý được hàng hóa gia công dẫn đến thất thoát hàng hóa gây thiệt hại cho doanh nghiệp
- Không đối chiếu được chênh lệch nguyên vật liệu thực tế xuất dùng so với định mức ban đầu dẫn đến tăng giá thành và giảm tính cạnh tranh trên thị trường
- Khó khăn trong việc phân bổ chi phí sản xuất chung theo doanh thu cho nhiều đơn đặt hàng dẫn đến mất nhiều thời gian, thậm chí không chính xác giá thành thành phẩm
Phần mềm kế toán MISA SME.NET – Đáp ứng tốt mọi nghiệp vụ của doanh nghiệp sản xuất
Để giải quyết những vấn đề trên, phần mềm kế toán MISA SME.NET đáp ứng tốt mọi nghiệp vụ của doanh nghiệp sản xuất:
1. Quản lý chi phí theo từng đối tượng tập hợp chi phí, từng khoản mục chi
1. Quản lý chi phí theo từng đối tượng tập hợp chi phí, từng khoản mục chi
2. Tính giá thành theo nhiều phương pháp: Giản đơn, hệ số/tỷ lệ, định mức – Theo từng đơn hàng, hợp đồng
3. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo nhiều phương pháp: Theo định mức, theo chi phí NVL trực tiếp, hay theo sản phẩm hoàn thành tương đương
4. Theo dõi tình hình sản xuất theo từng đơn hàng, từng lệnh sản xuất
5. Quản lý định mức nguyên vật liệu và tình hình xuất kho nguyên vật liệu theo từng lệnh sản xuất.
Các doanh nghiệp có thể xem thêm phim giới thiệu về các nghiệp vụ của doanh nghiệp sản xuất đáp ứng được phần mềm kế toán MISA SME.NET.
>/center>
Dùng thử miễn phí ngay phần mềm kế toán MISA SME.NET giúp doanh nghiệp bạn quản lý công tác tài chính – kế toán hiệu quả hơn và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông