Mục lục
hiện
Vốn chiếm dụng là một bộ phận cấu thành nên nguồn vốn lưu động của một doanh nghiệp. Vậy chiếm dụng vốn là gì và vốn chiếm dụng gồm những loại nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản nhất về vốn chiếm dụng mà bạn cần phải biết để có thể sử dụng hiệu quả nhất nguồn vốn của doanh nghiệp.
I. Vốn chiếm dụng là gì?
Vốn chiếm dụng thực chất là các khoản phải trả nhà cung cấp, khách hàng ứng trước, phải trả phải nộp nhà nước, các khoản phải trả khác,… mà doanh nghiệp vẫn chưa hoàn thành. Đây là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể chiếm dụng tạm thời và không phải trả chi phí sử dụng vốn.
Xem thêm:
>> 5 cách quản lý công nợ hiệu quả cho các doanh nghiệp hiện nay
>> Thế nào là công nợ khách hàng và làm thế nào để quản lý công nợ khách hàng hiệu quả
>> 5 cách quản lý công nợ hiệu quả cho các doanh nghiệp hiện nay
>> Thế nào là công nợ khách hàng và làm thế nào để quản lý công nợ khách hàng hiệu quả
II. Các loại chiếm dụng vốn chủ yếu
Doanh nghiệp có thể chiếm dụng vốn từ nhiều nguồn khác nhau, tuy nhiên dưới đây là một số loại hình chiếm dụng vốn hay được các doanh nghiệp sử dụng nhất:
1. Chiếm dụng vốn của khách hàng
Chiếm dụng vốn của khách hàng có thể được doanh nghiệp thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau. Doanh nghiệp có thể nhận tiền ứng trước hay tiền đặt cọc của khách hàng và số tiền này sẽ được ghi tương ứng khoản mục phải trả khách hàng trong báo cáo tài chính.
Ngoài ra, gần đây ngày càng nhiều doanh nghiệp đã áp dụng các hình thức chiếm dụng vốn khác thông qua thẻ thành viên hoặc ví điện tử, đem lại nguồn vốn huy động lớn từ phía khách hàng.
2. Chiếm dụng vốn của nhà cung cấp
Chiếm dụng vốn của nhà cung cấp cũng là một hình thực được nhiều doanh nghiệp sử dụng thông qua nợ tiền hàng của nhà cung cấp. Số tiền chiếm dụng này sẽ được ghi tương ứng khoản mục Phải trả người bán trong báo cáo tài chính. Việc chiếm dụng vốn này được nhiều nhà cung cấp chấp thuận, tuy nhiên bạn cũng nên cân nhắc về lượng vốn và tần suất chiếm dụng để tránh gây mất uy tín của doanh nghiệp.
3. Chiếm dụng vốn của Nhà nước
Doanh nghiệp chiếm dụng vốn của nhà nước thông qua việc chậm nộp các khoản thuế và các khoản lệ phí phải nộp khác. Tuy nhiên bạn cần thận trọng khi sử dụng hình thức chiếm dụng vốn này để tránh nhận phải những hình phạt từ phía chính quyền.
Phần mềm kế toán MISA SME.NET 2021 hỗ trợ cảnh báo các khoản công nợ quá hạn và cung cấp các báo cáo phân tích công nợ quá hạn, trước hạn chi tiết theo khách hàng để chủ doanh nghiệp có kế hoạch thu nợ hợp lý, tránh xảy ra tình trạng chiếm dụng vốn tại doanh nghiệp. Anh Chị chủ Doanh Nghiệp có thể đăng ký dùng thử phần mềm kế toán MISA bằng việc click link dưới đây: |
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông