Kiến thức Tài chính kế toán Cần chuẩn bị hồ sơ bảo hiểm gì khi có Cơ quan...

Cần chuẩn bị hồ sơ bảo hiểm gì khi có Cơ quan bảo hiểm xuống kiểm tra

1595
Trước khi Cơ quan bảo hiểm xuống kiểm tra, tránh việc thiếu sót, các doanh nghiệp nên chuẩn bị đầy đủ những hồ sơ bảo hiểm cần thiết. Vậy, doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì? Sau đây, MISA xin chia sẻ cho bạn chi tiết những hồ sơ mà doanh nghiệp cần chuẩn bị trước khi Cơ quan bảo hiểm xuống kiểm tra.

1. Trường hợp nào doanh nghiệp bị kiểm tra nhân sự, bảo hiểm?

 
  • Doanh nghiệp quyết toán thuế;
  • Cơ quan quản lý trực tiếp kiểm tra định kỳ hoạt động doanh nghiệp (thường doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện theo pháp luật).
  • Doanh nghiệp bị nghi ngờ trục lợi bảo hiểm;
  • Cơ quan bảo hiểm có thể gửi công văn yêu cầu doanh nghiệp “bố trí lịch kiểm tra với cơ quan bảo hiểm” trong các trường hợp sau:
  • Chuẩn bị thanh toán tiền hưởng trợ cấp bảo hiểm: Thai sản, ốm đau
  • Báo giảm, bổ sung lao động

 

can-chuan-bi-ho-so-bao-hiem-gi
 
 

2. Hồ sơ cần chuẩn bị

 
Sau khi cơ quan bảo hiểm kiểm tra hồ sơ thông báo của doanh nghiệp, xác định cần kiểm tra việc tham gia bảo hiểm của công ty sẽ tiến hành lập và gửi công văn đính kèm hồ sơ cần chuẩn bị về cho doanh nghiệp. Tuy nhiên doanh nghiệp không nên lo lắng vì thường những trường hợp đặc biệt cơ quan bảo hiểm mới gửi công văn.

Khi nhận được công văn của cơ quan bảo hiểm (thông thường hồ sơ cần chuẩn bị Cơ quan bảo hiểm sẽ gửi cùng công văn) doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ như sau đây.

 

a. Hồ sơ chung

 
  • Hợp đồng lao động, Sơ yếu lý lịch của tất cả các lao động đang sử dụng;
  • Bảng chấm công; bảng thanh toán lương;
  • Quyết toán thuế thu nhập cá nhân của công ty;
  • Đăng ký thang bảng lương và đăng ký sử dụng lao động với phòng lao động thương binh và xã hội;

b. Một số trường hợp đặc biệt

 

* Đối với trường hợp thoái giảm bổ sung
 
  • Quyết định chấm dứt hợp đồng của lao động đề nghị thoái giảm;
  • Quyết toán thuế TNCN, bảng công, bảng lương của công ty tại thời điểm đề nghị truy giảm;
* Đối với trường hợp xác minh để thanh toán thai sản cần thêm:
 
  • Sổ BHXH và giấy khai sinh con của lao động thai sản;
  • Nếu sau thai sản nghỉ chấm dứt hợp đồng lao động phải có quyết định chấm dứt hợp đồng kèm theo;
*Lưu ý: Đơn vị mang 01 bộ hồ sơ gốc để kiểm tra và 01 bộ hồ sơ phô tô để lưu tại cơ quan BHXH


cần chuẩn bị hồ sơ gì khi cơ quan bảo hiểm xuống kiểm tra


3. Những điểm cần chú ý khi chuẩn bị hồ sơ

a. Hợp đồng lao động

 
  • Hợp đồng lao động: phải ghi đủ các nội dung được ký, đóng dấu đầy đủ hai bên. Chữ ký trên hợp đồng lao động phải giống với chữ ký trên bảng thanh toán lương và sơ yếu lý lịch
  • Hợp đồng lao động thời vụ: một số đơn vị bảo hiểm yêu cầu phải tính ra chẵn tháng ví dụ là 1.5 tháng hoặc 2 tháng, không được ghi số ngày 45; 85 ngày. Làm giống với hợp đồng đã gửi cho bên phòng lao động thương binh xã hội khi “đăng ký sử dụng lao động” Lưu ý: Cam kết 23/CK–TNCN hoặc 02/CK–TNCN kẹp cùng hợp đồng lao động.
  • Hợp đồng lao động có thời hạn lớn hơn 3 tháng: Nếu không đóng bảo hiểm thì phải có thẻ bảo hiểm còn giá trị sử dụng.
  • Hợp đồng lao động với người đã qua độ tuổi lao động: Phải bổ sung Sổ BHXH; quyết định hưu, quyết định hưởng mất sức,….
 

b. Sơ yếu lí lịch của tất cả lao động

Trong công văn BH chỉ yêu cầu “sơ yếu lí lịch” nhưng để chắc chắn thì chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ (tất cả giấy tờ đều phải được công chứng) gồm:
  • Sơ yếu lý lịch
  • Chứng minh thư/ hộ chiếu
  • Giấy khám sức khoẻ
  • Sổ lao động (nếu có)
  • Giấy chứng nhận hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú
  • Bằng cấp và chứng chỉ liên quan

c. Bảng chấm công và bảng thanh toán lương

 
  • Thời gian lập bảng chấm công và bảng thanh toán lương: từ khi người lao động mà doanh nghiệp đang báo giảm / thanh toán trợ cấp bắt đầu đi làm hoặc từ khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động (trường hợp đặc biệt) đến thời điểm báo giảm.
  • Thời gian chấm công và tính lương phải khớp với thời gian ghi trong hợp đông lao động. Chữ ký trên bảng thanh toán phải khớp với trên hợp đông lao động và các chứng từ xin việc.
  • Để chắc chắn bạn chuẩn bị thêm cả phiếu chi thanh toán lương (thanh toán lương bằng tiền mặt) hoặc danh sách thanh toán kèm uỷ nhiệm chi (nếu doanh nghiệp thanh toán lương qua chuyển khoản).
 

d. Đăng ký thang bảng lương

 
Địa điểm: Tại phòng lao động thương binh và xã hội quận nơi đăng ký trụ sở kinh doanh của đơn vị

Hồ sơ cần chuẩn bị

1. Biên bản cuộc họp về quyết định thống nhất thang bảng lương

2. Công văn đề nghị đăng ký thang bảng lương

3. Quy chế trả lương

4. Quy định chức danh công việc trong công ty

5. Quyết định ban hành thang bảng lương

6. Thang bảng lương

e. Đăng ký sử dụng lao động

Địa điểm: Nộp hồ sơ tại phòng lao động thương binh và xã hội quận nơi đăng ký trụ sở kinh doanh của đơn vị

Hồ sơ cần chuẩn bị

1. Công văn khai trình lao động

2. Danh sách đăng ký sử dụng lao động (xin tại phòng lao động thương binh xã hội quận)

3. Hợp đồng lao động (làm theo mẫu Hợp đồng lao động theo TT 21/2003/TT–BLĐTBXH)

 
 
Phần mềm kế toán doanh nghiệp MISA SME.NET liên tục cập nhật thông tư, chính sách mới nhất của Bộ tài chính, nhà nước, giúp chủ doanh nghiệp và kế toán viên nhanh chóng nắm bắt và thực hiện nghiệp vụ tài chính – kế toán tốt nhất.
dung-thu-phan-mem-ke-toan-MISA-SME,NET
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không