Thuế là một trong những vấn đề luôn được kế toán quan tâm. Hiện tại ở Việt Nam có 15 loại sắc thuế hiện hành đang thực hiện tại Việt Nam. Dưới đây, MISA đã tổng hợp và chi tiết hóa các loại thuế.
1. Định nghĩa về sắc thuế
Sắc thuế là loại thuế, khoản tiền, hiện vật bắt buộc phải nộp cho Nhà nước khi tiến hành sản xuất, kinh doanh hay một khoản thu của Nhà nước mang tính bắt buộc đối với mọi công dân, mọi tổ chức.
Sắc thuế được nhà nước ban hành nhằm đáp ứng các mục tiêu riêng nhưng nhìn chung mỗi sắc thuế đều được hình thành trên các yếu tố về tên, đối tượng sử dụng thuế, cơ sở thuế (đối tượng tác động của một chính sách thuế), thuế suất (là yếu tố quan trọng nhất của một sắc thuế)…
Nói cụ thể về yếu tố thuế suất – yếu tố quan trọng nhất của một sắc thuế. Thuế suất phản ánh mức độ điều tiết trên một cơ sở thuế. Do đó, thuế suất thể hiện quan điểm của Nhà nước về yêu cầu động viên nhằm khuyến khích hay không khuyến khích sự phát triển của một ngành nghề, một loại sản phẩm cụ thể nào đó. Thuế suất được ấn định trên cơ sở thuế bằng những phương pháp thích hợp.
2. Các loại sắc thuế hiện hành ở Việt Nam
1. Thuế Môn Bài
2. Thuế sử dụng đất nông nghiệp
3. Tiền thuê đất
4. Thuế nhà, đất ( Pháp lệnh thuế Nhà, đất)
5. Thuế chuyển quyền sử dụng đất
- Là thuế đánh vào thu nhập của người có quyền sử dụng đất khi chuyển quyền đó cho người khác.
- Người nộp: người nhượng quyền sử dụng đất (có thể là người nhận quyền sử dụng đất theo thoả thuận).
Ví dụ:
Một hộ chuyển quyền sử dụng 50m2 đất ở. Giá 1m2 đất theo quy định của Thành phố là 10.000.000 đồng. Thuế chuyển quyền sử dụng đất phải nộp là: 50 x 10.000.000 x 4% = 20.000.000 đồng.
6. Lệ Phí trước bạ
- Là khoản thu vào việc chuyển nhượng một số tài sản thuộc diện phải đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước về chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.
- Người nộp là người nhận tài sản (mua, đổi, cho, biếu, tặng, thừa kế…)
7. Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao
- Là thuế thu vào thu nhập hàng năm của các cá nhân.
- DN là uỷ nhiệm thu của Nhà nước có nghĩa vụ khấu trừ tiền thuế của cá nhân trước khi chi trả thu nhập, hưởng thù lao 0,5% trên số thuế thu nhập thường xuyên.
- Hàng tháng, DN tạm nộp cho cá nhân, cuối năm phải kê khai, quyết toán chính thức số thuế phải nộp.
- Áp dụng biểu thuế luỹ tiến từng phần tính số thuế phải nộp 1 tháng.
- Tính số thuế phải nộp cả năm.
8. Thuế tài nguyên
- Là thuế thu vào các tổ chức và cá nhân khai thác tài nguyên (khoáng sản, than, dầu mỏ, đất, cát, đá, sỏi, rừng, biển…).
- Kê khai và nộp hàng tháng căn cứ sản lượng khai thác, không căn cứ sản lượng tiêu thụ.
Cách tính: Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ = Sản lượng tài nguyên tính thuế x Giá tính thuế đơn vị tài nguyên x Thuế suất thuế tài nguyên
Trong trường hợp được cơ quan nhà nước ấn định mức thuế tài nguyên phải nộp trên một đơn vị tài nguyên khai thác thì cách tính sẽ là
Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ = Sản lượng tài nguyên tính thuế x Mức thuế tài nguyên ấn định trên một đơn vị tài nguyên khai thác
9. Thuế thu nhập cá nhân
Thuế TNCN là thuế trực thu, tính trên thu nhập của người nộp thuế sau khi đã trừ các thu nhập miễn thuế và các khoản được giảm trừ gia cảnh.
- Từ tháng 1 đến hết tháng 6: 6 triệu đ/tháng.
- Từ tháng 7 đến hết tháng 12: 8 triệu đ/tháng. Thuế thu nhập được tính như sau:
- Tổng thu nhập cả năm: 6 x 6 + 8 x 6 = 84 triệu.
- TNCT bình quân tháng: 84:12 = 7 triệu.
- Thuế thu nhập 1 tháng: (7 – 6) x 20% + (6 – 3) x 10% + 3 x 0% = 0,5 triệu
- Thuế thu nhập cả năm: 0,5 x 12 = 6.000.000 đ.
10. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
- Khái niệm: Thuế thu vào hàng hoá tính trên trị giá xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
- Mục tiêu:
Bảo hộ hàng hoá trong nước – Kiểm soát hoạt động ngoại thương
- Nội dung thuế XNK hiện hành:
- Đối tượng chịu thuế: Hàng hoá được phép xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam hoặc cửa khẩu khu chế xuất VN.
- Đối tượng nộp thuế: Tổ chức, cá nhân có hàng xuất, nhập khẩu; người nhận uỷ thác XNK. o Phương pháp và căn cứ tính:
- Hàng XK: Giá FOB (Giá bán tại cửa khẩu xuất).
- Hàng NK: Giá CIF (Giá mua tại cửa khẩu nhập).
- Máy móc thiết bị đem ra nước ngoài để sửa chữa: Chi phí sửa chữa theo hợp đồng.
- Máy móc thiết bị đi thuê: Giá thuê theo hợp đồng.
- Không bao gồm lãi suất trả chậm.
Trong đó, TGTT = Tiền hàng + cước vận chuyển quốc tế theo điều kiện giao hàng + các khoản phải cộng.
TS: tùy thuộc vào mã HS code để tra ra mức thuế suất, hoặc hàng hóa có C/O ưu đãi sẽ áp dụng mức thuế suất của hàng có C/O.
11. Miễn thuế
- Hàng viện trợ không hoàn lại; hàng tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập.
- Hành lý, tài sản di chuyển trong mức miễn thuế.
- Hàng NK chuyên dùng cho an ninh quốc phòng và một số lĩnh vực khác.
- Hàng hoá NK để gia công cho nước ngoài rồi XK theo hợp đồng đã ký (miễn thuế NK vật tư, miễn thuế XK thành phẩm).
- Hàng NK để bán tại các cửa hàng miễn thuế.
12. Truy thu thuế
- Hàng đã được miễn thuế khi chuyển nhượng cho các đối tượng không thuộc diện được miễn thuế.
- Giá tính thuế: Giá trị sử dụng còn lại và tỷ lệ tính thuế theo qui định (Ví dụ: GTSD còn lại trên 85% thì giá tính thuế bằng 60% giá NK hàng mới).
13. Hoàn thuế NK đã nộp (có biên lai đã nộp thuế NK):
- XK hoặc NK ít hơn thực tế đã kê khai và nộp.
- Tái xuất.
- Vật tư, nguyên liệu NK để SX hàng XK nếu có XK được hoàn thuế tương ứng tỷ lệ XK thành phẩm.
- Hàng NK để làm đại lý bán hàng cho nước ngoài được hoàn thuế NK tương ứng với số hàng thực xuất đưa ra khỏi Việt Nam.
14. Thời hạn nộp thuế (kể từ ngày có thông báo nộp thuế):
- Nộp ngay: Hàng tiêu dùng NK.
- 15 ngày: Hàng XK mậu dịch, hàng tạm nhập, tái xuất.
- 30 ngày: Máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu NK phục vụ SX.
- 9 tháng: Vật tư, nguyên liệu NK để SX hàng XK
15. Thuế Giá trị gia tăng
- Là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ SX, lưu thông đến tiêu dùng.
- Viết tắt: VAT (Value Added Tax) hoặc TVA (Tax sur la Valeur Ajoutée).
- Mục đích: Thu vào người tiêu dùng cuối cùng bằng một tỷ lệ định trước trên trị giá tiêu dùng (VD: tiêu dùng 1 TVtrị giá 4.000.000 đ phải chịu 400.000 đ (10%) tiền thuế GTGT).
- Đặc điểm:
- Các văn bản:
- Đối tượng chịu thuế, không chịu thuế
- Đối tượng nộp thuế:
- Thuế suất:
- Tự động lập Tờ khai thuế GTGT theo tháng/ quý, Tờ khai thuế TNDN tạm tính, Tờ khai quyết toán thuế TNDN,… các phụ lục kèm theo tờ khai và báo cáo thuế có mã vạch.
- Tự động khấu trừ thuế GTGT đầu vào, đầu ra để xác định số thuế phải nộp hay được hoàn lại.
- MISA SME.NET tích hợp dịch vụ kê khai thuế MTAX.VN, giúp Kế toán nộp trực tiếp tờ khai đã lập trên phần mềm. Đồng thời, doanh nghiệp có thể xuất khẩu tờ khai ra định dạng xml để nộp qua cổng nhận tờ khai của cơ quan thuế.