Kiến thức Tài chính kế toán Công việc của kế toán chi phí trong công ty sản xuất...

Công việc của kế toán chi phí trong công ty sản xuất cao su

934

Hầu hết các kế toán chi phí sản xuất đều có những đặc điểm trong công việc giống nhau với các công việc liên quan đến việc đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất, đặc điểm, yêu cầu, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất sao cho phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp, từ đó xác định giá thành cho phù hợp với điều kiện doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp sản xuất cao su có một số đặc điểm mà kế toán cần chú ý thêm.

Kế toán chi phí trong công ty sản xuất mủ cao su

 

Công ty sản xuất mủ cao su là doanh nghiệp chuyên hoạt động sản xuất. Với doanh nghiệp sản xuất, kế toán chi phí cần thực hiện các công việc gần giống như các kế toán doanh nghiệp chi phí khác. Tuy nhiên do đặc thù về nghề sản xuất mủ cao su nên bản thân kế toán cũng cần nắm được những phần cốt lõi trong doanh nghiệp của mình như chi phí của từng sản phẩm, quy trình tính giá thành nguyên vật liệu đầu vào…

 
công ty mủ cao su

Nghiệp vụ kế toán chi phí trong công ty sản xuất mủ cao su

Một số tài khoản sử dụng chủ yếu trong hạch toán quá trình sản xuất

Tài khoản 111 – Tiền mặt

Tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng

Tài khoản 142 – Chi phí trả trước

Tài khoản 152 – Nguyên liệu, vật liệu

Tài khoản 153 – Công cụ, dụng cụ

Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 

Tài khoản 155 – Thành phẩm

Tài khoản 214 – Hao mòn TSCĐ

Tài khoản 334 – Phải trả công nhân viên

Tài khoản 335 – Chi phí phải trả

Tài khoản 338 – Phải trả, phải nộp khác

Tài khoản 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 

Tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

Tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung.

Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Khi xuất nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu cho phân xưởng sản xuất để sản xuất sản phẩm, ghi: 

Nợ TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp

Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.

Khi xuất vật liệu để dùng chung cho phân xưởng sản xuất hay phục vụ cho công tác quản lý phân xưởng, ghi: 

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.

Khi tính ra tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân phục vụ và nhân viên quản lý phân xưởng, ghi:

Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Có TK 334 – Phải trả CNV.

Khi trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công  đoàn được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, ghi:

Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Có TK 338 – Phải trả phải nộp khác.

Khi trích hảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phần được trừ vào tiền lương phải trả của cán bộ công nhân viên, ghi: 

Nợ TK 334 – Phải trả CNV

Có TK 338 – Phải trả phải nộp khác.

Khi xuất công cụ, dụng cụ cho phân xưởng sản xuất, ghi: 

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ.

Trường hợp giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng có giá trị lớn cần phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của nhiều kỳ khác nhau, ghi:

(1) Nợ TK 142 – Chi phí trả trước

Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ (100% giá trị).

(2) Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Có TK 142 – Chi phí trả trước (theo mức phân bổ cho từng kỳ).

Khấu hao TSCĐ đang dùng ở phân xưởng sản xuất, ghi: 

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ.

Đối với các chi phí khác có liên quan gián tiếp đến hoạt động của phân xưởng sản xuất như chi phí sửa chữa thường xuyên tài sản cố định, chi phí điện nước, tiếp khách, ghi:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Có TK 111, 112, 331.

Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất trực tiếp nhân viên quản lý phân xưởng trong kỳ kế toán, ghi:

Nợ TK 622 – Chi phí NC trực tiếp

Nợ TK 627 – Chi phí SX chung

Có TK 335 – Chi phí phải trả.

Khi trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định đang dùng ởphân xưởng sản xuất, ghi:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Có TK 335 – Chi phí phải trả.

Cuối kỳ, kết chuyển các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung sang tài khoản Chi phí SXKD dở dang  để  tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, ghi.

Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dang

Có TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp

Có TK 622 – Chi phí NC trực tiếp

Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung.

– Nếu có phế liệu thu hồi nhập kho, ghi:

Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang.

Giá thành sản xuất thực tế của những sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ, ghi:

Nợ TK 155 – Thành phẩm

Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang.

Trường hợp sản phẩm hoàn thành.không nhập kho, mà  được giao ngay cho khách hàng tại phân xưởng, ghi: 

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang. 

Công việc cụ thể của kế toán chi phí sản xuất công ty mủ cao su

 
1. Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh mủ cao su, quy trình công nghệ sản xuất mủ cao su, loại hình sản xuất, đặc điểm của sản xuất, yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp, để lựa chọn xác định đúng đắn đối tượng kế toán chi phí sản xuất, lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp. Cũng từ đó xác định đối tượng tính giá thành cho phù hợp.

2. Trên cơ sở mối quan hệ giữa đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành đã xác định để tổ chức áp dụng phương pháp tính giá thành cho phù hợp và khoa học.

3. Tổ chức bộ máy kế toán một cách khoa học hợp lý trên cơ sở phân công rõ ràng trách nhiệm từng bộ phận kế toán có liên quan đặc biệt là bộ phận kế toán các yếu tố chi phí và tính giá thành sản phẩm.

4.Thực hiện tổ chức chứng từ, hạch toán ban đầu, hệ thống tài khoản số kế toán phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực, chế độ kế toán đảm bảo đáp ứng được yêu cầu thu nhận, xử lý hệ thống hoá các thông tin về chi phí và giá thành của doanh nghiệp.

5. Thường xuyên kiểm tra thông tin về kế toán chi phí, và giá thành sản phẩm của các bộ phận kế toán có liên quan và bộ phận kế toán chi phí và giá thành sản phẩm.

6. Tổ chức lập và phân tích các báo cáo về chi phí, giá thành sản phẩm cung cấp những thông tin cần thiết về chi phí, giá thành sản phẩm giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp ra được các quyết định nhanh chóng và phù hợp với quá trình sản xuất kinh doanh.

7. Phối hợp với các kế toán khác trong công ty để thực hiện những công việc có liên quan đến hạch toán, giá thành, báo cáo…

form-news
 
Phần mềm kế toán MISA SME.NET là phần mềm đáp ứng đầy đủ yêu cầu của nhà quản trị và kế toán. Phần mềm kế toán MISA SME.NET bao gồm 16 phân hệ phù hợp đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ tài chính kế toán theo đúng Thông tư 133/2016/TT-BTC và Thông tư 200/2014/TT-BTC. Đăng ký dùng thử phần mềm tại đây:
 
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không