Kế toán giá thành trong sản xuất dược có rất nhiều nhiệm vụ, một trong những nhiệm vụ của kế toán giá thành phải kể đến là tính giá thành sản phẩm, hạch toán các tài khoản kế toán, lập báo cáo và các công việc khác… Dưới đây là những công việc kế toán giá thành trong sản xuất dược phải làm.
1. Tính giá thành sản phẩm trong sản xuất dược
Công ty sản xuất dược phẩm được biết đến với nhiều nguyên vật liệu nhập, xuất khác nhau. Các nguyên liệu trong quá trình tính giá thành được tập hợp thành các chi phí sản xuất chung như chi phí khấu hao tài sản cố định, công cụ dụng cụ trả trước; chi phí nguyên vật liệu; chi phí điện, nước, chi phí dịch vụ mua ngoài…); chi phí tiền lương tập hợp chung hoặc phân loại cho từng đơn hàng, công đoạn – làm cơ sở để tính giá thành sản phẩm.
Dựa trên các khoản chi phí cấu thành để tính: giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế.
Kiểm soát các loại giá thành cho từng sản phẩm theo từng đơn hàng sản xuất.
Thực hiện việc điều chỉnh giá thành theo biến động chi phí sản phẩm dược.
2. Hạch toán tài khoản kế toán trong sản xuất dược
Một số tài khoản sử dụng chủ yếu trong hạch toán quá trình sản xuất
Tài khoản 111 – Tiền mặt
Tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng
Tài khoản 142 – Chi phí trả trước
Tài khoản 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Tài khoản 153 – Công cụ, dụng cụ
Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Tài khoản 155 – Thành phẩm
Tài khoản 214 – Hao mòn TSCĐ
Tài khoản 334 – Phải trả công nhân viên
Tài khoản 335 – Chi phí phải trả
Tài khoản 338 – Phải trả, phải nộp khác
Tài khoản 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung.
Tổ chức đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang một cách khoa học, làm cơ sở để hạch toán giá thành sản xuất trong một kỳ đầy đủ và chính xác.
3. Lập báo cáo phân tích trong doanh nghiệp sản xuất dược
4. Các công việc khác của kế toán doanh nghiệp sản xuất
Theo dõi chi tiết việc nhập – xuất nguyên liệu và thành phẩm hàng ngày. Kiểm tra – cập nhật các phiếu nhập – xuất kho, đảm bảo số lượng, đơn giá khớp với đơn đặt hàng được ký duyệt.
Kiểm soát việc tiêu hao nguyên vật liệu, đảm bảo theo định mức quy định.
Hỗ trợ, hướng dẫn các nhân viên liên quan thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến chi phí sản xuất, hàng tồn kho.
Phối hợp với nhân viên kế toán tổng hợp thực hiện các bảng phân tích – báo cáo tình trạng lãi lỗ.
Định kỳ phối hợp với các bộ phận thu mua khảo sát giá của nguyên vật liệu, các mặt hàng cần thu mua để có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp, đảm bảo tối ưu hóa doanh thu – lợi nhuận cho doanh nghiệp
Phân loại, lưu trữ cẩn thận các chứng từ, sổ sách kế toán liên quan.
Hướng dẫn công việc cho nhân viên mới của bộ phận.
Tham gia đầy đủ các cuộc họp của bộ phận kế toán.