Kiến thức Tài chính kế toán Hạch toán định khoản tài khoản 333 – Thuế và các khoản...

Hạch toán định khoản tài khoản 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước theo thông tư, nghị định mới nhất năm 2020

1806
Các khoản nợ phải nộp Nhà nước? Cách hạch toán tài khoản 333? Trình tự thực hiện các khoản nợ ra sao?,…Đó là những câu hỏi thiết yếu của kế toán nhằm phục vụ cho nghiệp vụ. Ngày hôm nay, MISA sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết và đầy đủ về các nội dung vừa đề cập.
 
 

1. Tài khoản 333 là gì?

 
Tài khoản 333 dùng để phản ánh quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước trong kỳ kế toán năm.
kế toán các khoản nợ phải nộp, tài khoản 333

2. Kết cấu TK 333

 
Bên Nợ:
– Số thuế GTGT đã được khấu trừ trong kỳ;
– Số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp, đã nộp vào Ngân sách Nhà nước;
– Số thuế được giảm trừ vào số thuế phải nộp;
– Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá.
Bên Có:
– Số thuế GTGT đầu ra và số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp;
– Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
Số dư bên Có:
– Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
Số dư bên Nợ (nếu có):
– Số thuế và các khoản đã nộp lớn hơn số thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước, hoặc có thể phản ánh số thuế đã nộp được xét miễn, giảm hoặc cho thoái thu nhưng chưa thực hiện việc thoái thu.
Tài khoản 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước có 9 tài khoản cấp 2.
 
hạch toán tài khoản 333, trình tự kế toán các khoản nợ
 
– Tài khoản 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp: Phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, số thuế GTGT đã được khấu trừ, số thuế GTGT đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
Tài khoản 3331 có 2 tài khoản cấp 3:
+ Tài khoản 33311 – Thuế giá trị gia tăng đầu ra: Dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ, số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá, số thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ.
+ Tài khoản 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu: Dùng để phản ánh số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
– Tài khoản 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt: Phản ánh số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước
– Tài khoản 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu: Phản ánh số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
– Tài khoản 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp: Phản ánh số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
– Tài khoản 3335 – Thuế thu nhập cá nhân: Phản ánh số thuế thu nhập cá nhân phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
– Tài khoản 3336 – Thuế tài nguyên: Phản ánh số thuế tài nguyên phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
– Tài khoản 3337 – Thuế nhà đất, tiền thuê đất: Phản ánh số thuế nhà đất, tiền thuê đất phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
– Tài khoản 3338- Thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế khác: Phản ánh số phải nộp, đã nộp và còn phải nộp về thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế khác, như: Thuế môn bài, thuế nộp thay cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam…
Tài khoản 3338 có 2 tài khoản cấp 3:
+ Tài khoản 33381 – Thuế bảo vệ môi trường: Phản ánh số thuế bảo vệ môi trường phải nộp, đã nộp và còn phải nộp;
+ Tài khoản 33382 – Các loại thuế khác: Phản ánh số phải nộp, đã nộp, còn phải nộp các loại thuế khác. Doanh nghiệp được chủ động mở các TK cấp 4 chi tiết cho từng loại thuế phù hợp với yêu cầu quản lý.
– Tài khoản 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác: Phản ánh số phải nộp, đã nộp và còn phải nộp về các khoản phí, lệ phí, các khoản phải nộp khác cho Nhà nước ngoài các khoản đã ghi vào các tài khoản từ 3331 đến 3338. Tài khoản này còn phản ánh các khoản Nhà nước trợ cấp cho doanh nghiệp (nếu có) như các khoản trợ cấp, trợ giá.
 

3. Hướng dẫn hạch toán định khoản tài khoản 333

 
Tính thuế theo phương pháp khấu trừ
Tính thuế theo phương pháp trực tiếp
1. Thuế GTGT phải nộp (TK 3331).
– Khi bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụNợ TK 111, 112, 131: Tổng thanh toánCó TK 511: Doanh thu bán hàng

Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp.
Nợ TK 111,112,131:Có TK 511: Doanh thu bán hàng

 
2. Thuế tiêu thụ đặc biệt (TK 3332).- Khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và đồng thời chịu thuế GTGT, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt tính trong giá bán nhưng không có thuế GTGT:
Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toánCó TK 3331: Thuế GTGT phải nộpCó TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Giá bán có thuế TTĐB nhưng không có thuế GTGT)
Nợ TK 111, 112, 131…:Có TK 511: / Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Giá bán đã có thuế TTĐB và thuế GTGT)
– Khi xác định số thuế TTĐB phải nộp của hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ, ghi:Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3332: Thuế TTĐB.
– Khi chi tiền nộp tiền thuế TTĐB vào ngân sách nhà nước, ghi:
Nợ TK 3332: Thuế TTĐB
Có TK 111, 112,…
3. Thuế xuất nhập khẩu (TK 3333).a. Khi bán hàng hóa, dịch vụ chịu thuế xuất khẩu, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm cả thuế tính trong giá bán (tổng giá thanh toán), ghi:- Nợ TK 111,112,131,…
 
hạch toán tài khoản 333, tài khoản 333, trình tự kế toán
 
Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
– Khi xác định số thuế xuất khẩu phải nộp:
Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Có TK 3333: Thuế xuất khẩu
– Khi chi tiền nộp tiền thuế xuất khẩu vào ngân sách nhà nước, ghi:
Nợ TK 3333: Thuế xuất khẩu
Có TK 111, 112,…
b. Khi nhập khẩu vật tư, hàng hóa, kế toán phản ánh số thuế nhập khẩu phải nộp, tổng số tiền phải trả, hoặc đã thanh toán cho người bán và giá trị vật tư, hàng hóa nhập khẩu ( giá đã có thuế nhập khẩu), ghi:
Nợ TK 152,156,…: Giá đã có thuế nhập khẩu
Có TK 3333: Thuế nhập khẩu
Có TK 111,112,331,…
– Khi nộp thuế nhập khẩu vào ngân sách nhà nước, ghi:
Nợ TK 3333: Thuế nhập khẩu
Có TK 111,112,…
 
4. Các loại thuế khác.a, Xác định số thuế phải nộp:- Thuế thu nhập cá nhân (TK 3335): Hàng tháng, số thuế thu nhập cá nhân phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế của công nhân viên và người lao động khác, ghi:

Nợ TK 334: Phải trả người lao động
Có TK 3335: Thuế thu nhập cá nhân
– Thuế tài nguyên (TK 3336): Xác định số thuế tài nguyên phải nộp tính vào chi phí sản xuất:
Nợ TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có TK 3336: Thuế tài nguyên
– Thuế nhà đất, tiền thuê đất (TK 3337): Xác định số thuế nhà đất, tiền thuê đất phải nộp tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 6422: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 3337: Thuế nhà đất, tiền thuê đất.
– Các khoản thuế khác (TK 3338), Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác (TK 3339):
+, Xác định số lệ phí trước bạ tính trên giá trị tài sản mua về, ghi:
Nợ TK 211: Tài sản cố định
Có TK 3339: Lệ phí trước bạ.
+, Khi có quyết định về khoản trợ cấp, trợ giá của nhà nước, kế toán phản ánh trợ cấp, trợ giá được nhà nước cấp, ghi:
Nợ TK 3339: Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
Có TK 5118: Doanh thu khác
+, Khi nhận được tiền trợ cấp, trợ giá của nhà nước, ghi:
Nợ TK 111,112,…
Có TK 3339: Thuế và các khoản phải nộp nhà nước.
b, Khi nộp các loại thuế vào ngân sách nhà nước, ghi:
Nợ TK 3335: Thuế thu nhập cá nhân
Nợ TK 3336: Thuế tài nguyên
Nợ TK 3337: Thuế nhà đât, tiền thuê đất
Nợ TK 3338: Các loại thuế khác
Nợ TK 3339: Khí lệ phí và các khoản phải nộp khác
Có TK 111, 112,…

 

Phần mềm kế toán MISA SME.NET đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ tài chính kế toán, giúp kế toán tiết kiệm thời gian và công sức. Để tìm hiểu thêm về phần mềm kế toán MISA SME.NET mới nhất, kế toán vui lòng click xem tại đây

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không