Dự phòng giảm giá vật tư tồn kho là việc ước tính một khoản tiền tính vào chi phí (giá vốn hàng bán) vào thời điểm cuối niên độ khi giá trị thuần có thể thực hiện được của vật tư tồn kho nhỏ hơn giá gốc. Giá trị dự phòng vật tư được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của vật tư tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được. Việc lập dự phòng giảm giá vật tư tồn kho được tính cho từng loại, từng thứ vật tư
Để phản ánh tình hình trích lập và sử dụng khoản dự phòng, kế toán sử dụng TK 159- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Kết cấu cơ bản của tài khoản này như sau :
– Bên Nợ :
Hoàn nhập giá trị dự dự phòng giảm giá vật tư
– Bên Có :
Giá trị trích lập dự phòng giảm giá vật tư
Số dư Có, phản ánh giá trị dự phòng vật tư hiện có
Phương pháp kế toán dự phòng giảm giá vật tư tồn kho
– Cuối niên độ kế toán, khi một loại vật tư tồn kho có giá gốc lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được thì kế toán phải lập dự phòng theo số tiền chênh lệch đó .
+ Nếu số tiền dự phòng giảm giá vật tư phải lập ở cuối niên độ này lớn hơn số tiền dự phòng giảm giá vật tư đã lập ở cuối niên độ kế toán trước , kế toán lập dự phòng bổ sung phần chênh lệch và ghi :
Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán
( Chi tiết cho từng loại,thứ vật tư )
Có TK 159- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
+ Nếu số tiền dự phòng giảm giá vật tư phải lập ở cuối niên độ này nhỏ hơn số tiền dự phòng giảm giá vật tư đã lập ở cuối niên độ trước , kế toán hoàn nhập phần chênh lệch đó , ghi :
Nợ TK 159- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Có TK 632- Giá vốn hàng bán
Ví dụ ; Ngày 31/12/N doanh nghiệp X có tài liệu sau :
– Trị giá gốc của vật tư A là 100 tr đồng
– Giá trị thuần có thể thực hiện được của vật tư này là 80 tr đồng
Như vậy, số tiền cần trích lập dự phòng cho vật tư A là
100 tr đồng – 80 tr đồng = 20 tr đồng
Giả sử ngày 31/ 12/N+1
– Trị giá gốc vật tư A tồn kho là 120 tr đồng
– Giá trị thuần có thể thực hiện được là 90 tr đồng
Do số trích lập dự phòng của vật tư A ở cuối niên độ trước là 20 tr đồng ; số cần trích lập dự phòng cho vật tư A ở niên độ này là
120 tr đồng – 90 tr đồng = 30 tr đồng
nên số tiền trích lập dự phòng bổ sung là 10 tr đồng
Kế toán phản ánh tình hình trích lập dự phòng
– Ngày 31/12/N
Nợ TK632- Giá vốn hàng bán: 20 tr
Có TK 159- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: 20 tr
Ngày 31/12/N+1
Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán: 10 tr
Có TK 159- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: 10 tr
Phần mềm kế toán MISA SME.NET đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ tài chính kế toán, giúp kế toán tiết kiệm thời gian và công sức. Để tìm hiểu thêm về phần mềm kế toán MISA SME.NET mới nhất, kế toán vui lòng click xem tại đây