Kiến thức Tin tức MISA Bank Hub gây ấn tượng mạnh tại Tọa đàm Ngân hàng...

MISA Bank Hub gây ấn tượng mạnh tại Tọa đàm Ngân hàng số và Thanh toán điện tử: Gợi mở từ khủng hoảng Covid-19

51

Đại dịch Covid-19 đến nay đã lan rộng ra toàn cầu gây thiệt hại rất lớn đối với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, trên khía cạnh tích cực đây lại là cơ hội để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam. Trong buổi tọa đàm Ngân hàng số & Thanh toán điện tử: Gợi mở từ khủng hoảng Covid-19 do Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức chiều ngày 21/5/2020, ông Nguyễn Xuân Hoàng – Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần MISA – đã chia sẻ với các đại biểu về MISA Bank Hub – giải pháp giúp các DN vừa và nhỏ có thể giao dịch ngân hàng hiệu quả.

Tham dự Tọa đàm có:

  1. TS Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI
  2. Ông Nguyễn Kim Anh – Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
  3. Ông Phạm Tiến Dũng – Vụ trưởng Vụ thanh toán NHNN
  4. Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu
  5. Ông Nguyễn Xuân Hoàng – PCT MISA

cùng các lãnh đạo ngân hàng, VCCI, phóng viên truyền thông

Theo các chuyên gia, mặc dù dịch Covid-19 đã gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế lớn cho hầu hết các quốc gia trên thế giới. Nhưng nhìn ở khía cạnh khác, Covid-19 đã thúc đẩy các nước như Việt Nam đẩy nhanh hơn việc thanh toán điện tử. Theo ông Phạm Tiến Dũng – Vụ trưởng Vụ Thanh toán Ngân hàng nhà nước – áp lực cho ngành ngân hàng là phải kết nối với hệ sinh thái các dịch vụ: tiêu dùng cá nhân, dịch vụ công, thanh toán các dịch vụ điện, nước,… 

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Toàn cảnh buổi Tọa đàm Ngân hàng số & Thanh toán điện tử: Gợi mở từ khủng hoảng Covid-19 

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ông Phạm Tiến Dũng – Vụ trưởng Vụ Thanh toán Ngân hàng nhà nước – đã chia sẻ sự ấn tượng với MISA Bank Hub, khi ứng dụng công nghệ, hợp tác với một công ty fintech, giúp ngân hàng có thể xác minh hồ sơ vay vốn cho doanh nghiệp chỉ trong vòng vài tiếng, thay vì nhiều ngày theo phương pháp truyền thống. Ông cũng chia sẻ về xu hướng các ngân hàng sẽ kết nối với các công ty Bigtech để tận dụng hệ sinh thái sẵn có của công ty công nghệ, vừa giúp người dùng có thể sử dụng dịch vụ số một cách tiện lợi hơn, vừa giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng trên không gian số

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 hoành hành, Chính phủ phải ban hành các biện pháp giãn cách xã hội, các doanh nghiệp phải thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng theo cách truyền thống sẽ gặp những hạn chế như: Nhân viên của doanh nghiệp, thường là kế toán sẽ phải đến ngân hàng để làm các thủ tục chuyển tiền, tra cứu số dư, lịch sử giao dịch và đối chiếu sổ tiền gửi với sổ phụ ngân hàng. Chưa kể kế toán còn cần phải hẹn được giao dịch viên để ngồi rà soát số liệu khiến công việc của kế toán tưởng chừng đơn giản nhưng thực tế lại mất rất nhiều thời gian và công sức. Theo tính toán, với cách làm truyền thống, ngoài việc nhân viên kế toán phải đến tận nơi để giao dịch thì tổng thời gian hoàn tất một công việc lên đến 4 tiếng.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Việc sử dụng MISA Bank Hub sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức so với cách làm đối chiếu trực tiếp truyền thống

Theo ông Nguyễn Xuân Hoàng, MISA Bank Hub, ngoài việc giúp kế toán thanh toán tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức để thực hiện các nghiệp vụ với ngân hàng, thì một điểm nổi bật nữa của giải pháp chính là giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể dễ dàng tiếp cận được với các nguồn tín dụng của ngân hàng. Trên thực tế, không ít doanh nghiệp muốn mở rộng kinh doanh nhưng không có đủ vốn. Trong khi đó, các ngân hàng vẫn thận trọng trong việc “mở hầu bao” dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bởi với quy mô nhỏ, các doanh nghiệp này chưa tạo được sự tin tưởng về năng lực vận hành, chưa chứng minh được khả năng tài chính cũng như không có tài sản đảm bảo.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ông Nguyễn Xuân Hoàng – Phó Chủ tịch HĐQT MISA – trình bày tham luận với các đại biểu tham dự

Đại diện MISA cũng chia sẻ: Hiện tại, MISA cũng đang hợp tác với một ngân hàng thương mại nhằm giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể vay được vốn ngân hàng bằng tín dụng thay vì phải có tài sản thế chấp, chỉ trong thời gian vài giờ đồng hồ, thay vì mất vài tháng như hiện nay. Mô hình thực hiện là các doanh nghiệp muốn vay vốn tín dụng của ngân hàng sẽ được MISA giúp đánh giá sức khỏe thông qua Chỉ số tín dụng (Credit Score). Chỉ số này được xây dựng dựa trên lịch sử thông tin tài chính đã có trên phần mềm kế toán MISA mà doanh nghiệp đang sử dụng. Tuy nhiên để có được bức tranh tổng thể về sức khỏe doanh nghiệp, giúp Ngân hàng có thể ra quyết định ngay về việc cho vay hay không, thì không chỉ dựa trên các thông tin trên phần mềm kế toán là đủ, mà cần thêm rất nhiều thông tin cả tài chính và phi tài chính từ các nguồn khác nữa. Cần có các hành lang pháp lý cũng như nhiều doanh nghiệp trung gian làm dịch vụ cung cấp các nguồn thông tin này. 

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Phần chia sẻ của đại diện MISA đã tạo ra sự thu hút lớn cho các cơ quan truyền thông tham dự chương trình

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không