Kiến thức Tài chính kế toán Hướng dẫn chi tiết cách tính thuế TNCN cho cá nhân làm...

Hướng dẫn chi tiết cách tính thuế TNCN cho cá nhân làm hai nơi trở lên

3519

Đối với một số trường hợp đặc biệt, cá nhân làm việc tại hai hay nhiều doanh nghiệp song song. Khi đó, việc tính thuế TNCN cũng như quyết toán thuế TNCN sẽ có nhiều điểm khác biệt so với cá nhân chỉ làm việc tại một doanh nghiệp. Vậy cách tính thuế TNCN cho cá nhân làm việc tại 2 nơi trở lên thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây!

1. Quy định về tính thuế TNCN cho cá nhân có nhiều nguồn thu nhập

Theo khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về việc khấu trừ thuế TNCN có quy định như sau:

“1. Khấu trừ thuế

Khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập, cụ thể như sau:
b) Thu nhập từ tiền lương, tiền công
b.1) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi.

i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác
Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.

Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.

Cá nhân làm cam kết theo hướng dẫn tại điểm này phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết.”

Theo đó, ta có thể rút ra được như sau:
Cá nhân có thu nhập từ nhiều nơi và ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên thì thuế TNCN theo Biểu thuế lũy tiến từng phần.
– Cá nhân có thu nhập nhiều nơi trong đó có nơi ký dưới 3 tháng (thời vụ, giao khoán…) mà (mức lương từ 2.000.000đ/lần hoặc /tháng trở lên) thì phải khấu trừ 10% (không được làm cam kết vì thu nhập 2 nơi).

>> 05 khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công được miễn thuế TNCN

cách tính thuế TNCN cho cá nhân có thu nhập từ 2 nơi trở lên

2. Cách tính giảm trừ gia cảnh cho cá nhân và người phụ thuộc

Theo Khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về việc giảm trừ gia cảnh như sau:

“c.1.1) Người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh thì tại một thời điểm (tính đủ theo tháng) người nộp thuế lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một nơi.

i) Người nộp thuế chỉ phải đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh cho mỗi một người phụ thuộc một lần trong suốt thời gian được tính giảm trừ gia cảnh. Trường hợp người nộp thuế thay đổi nơi làm việc, nơi kinh doanh thì thực hiện đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc như trường hợp đăng ký người phụ thuộc lần đầu theo hướng dẫn tại tiết h.2.1.1.1, điểm h, khoản 1, Điều này.”

Theo Công văn 34683/CT-TTHT ngày 26/05/2017 của cục thuế TP Hà Nội

“Trường hợp người nộp thuế ký hợp đồng lao động trên ba tháng ở hai nơi thì người nộp thuế được phép giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một cơ quan chi trả thu nhập và giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc tại cơ quan chi trả thu nhập khác. Việc giảm trừ gia cảnh này không ảnh hưởng đến nghĩa vụ thuế TNCN của cá nhân nếu vẫn đảm bảo nguyên tắc theo hướng dẫn tại Điểm c khoản 1 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC.”

Theo như hai quy định trên:

  • Cá nhân có nhiều nguồn thu nhập chỉ được tính giảm trừ tại một nơi
  • Nếu muốn giảm trừ cho người phụ thuộc thì phải đăng ký tại Công ty muốn giảm trừ.
    Do đó dù cá nhân có làm việc và nhận thu nhập từ nhiều nơi thì việc giảm trừ gia cảnh cũng chỉ được thực hiện tại một doanh nghiệp mà cá nhân đăng ký.

Nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế:

  • Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị, đồng thời có thu nhập vãng lai chưa khấu trừ thuế thì cá nhân không ủy quyền quyết toán thuế mà phải tự đi quyết toán thuế TNC
  • Cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi…
  • Cá nhân trong năm có ký hợp đồng lao động trên 3 tháng tại hai công ty thì được lựa chọn 1 công ty để đăng ký giảm trừ gia cảnh.
  • Tại công ty cá nhân có đăng ký giảm trừ gia cảnh thực hiện khấu trừ thuế TNCN (nếu có) theo biểu lũy tiến từng phần sau khi đã tính giảm trừ gia cảnh của cá nhân.
  • Tại công ty cá nhân không đăng ký giảm trừ gia cảnh thì thực hiện khấu trừ thuế TNCN theo biểu lũy tiến từng phần theo quy định (không tính giảm trừ gia cảnh).
  • Cuối năm nếu cá nhân có số thuế TNCN do các tổ chức chi trả khấu trừ lớn hơn số thuế TNCN phải nộp thì thực hiện kê khai quyết toán thuế TNCN để đề nghị hoàn lại số thuế đã nộp thừa theo hướng dẫn tại TT

>> Hướng dẫn thủ tục đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh 2019

cách tính thuế TNCN cho cá nhân

3. Cách quyết toán thuế TNCN

Trong trường hợp này, cách quyết toán thuế thu nhập cá nhân cũng sẽ có nhiều điểm khác biệt so với cá nhân chỉ làm việc tại một doanh nghiệp. Việc quyết toán thuế thu nhập cá nhân được quy định theo Công văn 801/TCT- TNCN ngày 02/3/2016 của Tổng cục thuế.

“- Tổ chức trả thu nhập từ tiền lương, tiền công không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế có trách nhiệm khai quyết toán thuế và quyết toán thuế thay cho cá nhân có uỷ quyền.
-Trường hợp tổ chức không phát sinh trả thu nhập từ tiền lương, tiền công trong năm 2015 thì không phải khai quyết toán thuế TNCN”

Theo như quy định trên:

  • Có thực hiện hoạt động trả lương cho nhân viên thì sẽ phát sinh việc quyết toán thuế TNCN (dù có hay không phát sinh khấu trừ thuế). Công ty có nghĩa vụ quyết toán phần tiền công, tiền lương trả cho nhân viên đó.
  • Công ty không có nghĩa vụ quyết toán thuế cho nhân viên không phát sinh trả tiền lương cho công ty đó.

Phần mềm kế toán MISA SME.NET với đầy đủ nghiệp vụ kế toán, tài chính đặc biệt là nghiệp vụ thuế, hạch toán. Bên cạnh đó, phần mềm còn kết nối trực tiếp với phần mềm hóa đơn điện tử, ngân hàng điện tử và kết nối trực tiếp với Tổng cục thuế. Giúp cho kế toán viên nhanh chóng hoàn thành công tác Tài chính, kế toán.

dung-thu-phan-mem-ke-toan-MISA-SME,NET

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không