Kiến thức Tài chính kế toán Hướng dẫn kê khai tính thuế TNCN giai đoạn thử việc và...

Hướng dẫn kê khai tính thuế TNCN giai đoạn thử việc và kê khai quyết toán

2449

Theo quy định tại Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 và Nghị định 65/2013/NĐ-CP được hướng dẫn tại Điều 2 của Thông tư 111/2013/TT-BTC thì tiền lương, tiền công là thu nhập của người lao động nhận được từ người sử dụng lao động bằng tiền đồng Việt Nam hoặc bằng tài sản có giá trị quy đổi là các khoản thu nhập chịu thuế cá nhân.

Vậy, tiền lương, tiền công từ lao động nói chung và lao động thử việc, lao động mùa vụ, lao động thời vụ dưới 3 tháng nói riêng đều là đối tượng điều chỉnh và là đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân của Luật thuế hiện hành.

Cách tính thuế TNCN phải nộp đối với lao động thử việc

Trước tiên, các bạn xác định mức tiền lương thử việc tính thuế. Thông tư 111/2013/TT-BTC tại Điều 25, Khoản 1 quy định về khấu trừ thuế như sau:

Như vậy, thuế đối với tiền lương, tiền công thử việc được tính bằng 10% tiền lương đối với những cá nhân có thu nhập từ 2 triệu đồng.

Lấy ví dụ, với người lao động A, có 2 tháng thử việc, tháng thử việc thứ nhất họ được làm 14 ngày với mức là 1.800.000đ, tháng thử việc thứ hai họ có thu nhập 3.600.000 do làm hết tháng. Vậy tiền thuế TNCN được xác định như sau:

Tháng thứ nhất, mức thu nhập dưới 2 triệu đồng không phải nộp thuế TNCN.

Tháng thứ hai, mức thu nhập vượt quá thu nhập trên 2 triệu đồng, phải khấu trừ theo mức 10% trên thu nhập, cụ thể: Thuế TNCN = 10% x 3.600.000đ=360.000đ. Doanh nghiệp khấu trừ tại nguồn đối với khoản chi phí này trước khi trả lương cho người lao động.

thuế TNCN

Hướng dẫn kê khai tính thuế TNCN giai đoạn thử việc và kê khai quyết toán

Về mặt nguyên tắc, việc khấu trừ thuế TNCN dựa trên thời hạn của hợp đồng lao động:

– Hợp đồng dưới 3 tháng (gồm hợp đồng thử việc): Khấu trừ 10%

– Hợp đồng từ 03 tháng trở lên: khấu trừ theo bậc lũy tiến

Do đó, khi người lao động ký 02 hợp đồng cho hai giai đoạn, thì việc tính thuế TNCN được thực hiện riêng lẻ cho từng giai đoạn, và không phải tính thuế TNCN lũy tiến cho giai đoạn thử việc.

Cuối năm khi quyết toán, thực hiện theo nguyên tắc:

– Có ủy quyền cho doanh nghiệp quyết toán: kê khai toàn bộ thu nhập nhận được trong năm (gồm cả giai đoạn thử việc) vào phụ lục 05-1BK-QTT-TNCN.

– Không ủy quyền cho doanh nghiệp quyết toán: kê khai riêng lẻ cho từng giai đoạn. Giai đoạn thử việc kê khai ở mẫu 05-2BK-QTT-TNCN, giai đoạn chính thức kê khai ở phụ lục 05-1BK-QTT-TNCN.

Phần mềm kế toán MISA SME.NET là phần mềm đáp ứng đầy đủ yêu cầu của nhà quản trị và kế toán. Phần mềm kế toán MISA SME.NET bao gồm 16 phân hệ phù hợp đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ tài chính kế toán theo đúng Thông tư 133/2016/TT-BTC và Thông tư 200/2014/TT-BTC. Đăng ký dùng thử phần mềm tại đây:

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không