Hiện tại, một số anh chị doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp mới thành lập vẫn đang lựa chọn Excel là công cụ để lập Báo cáo Tài chính (BCTC). Vậy những ưu nhược điểm khi doanh nghiệp duy trì cách thức lập BCTC trên excel và cách lập báo cáo tài chính trên excel theo Thông tư 133, Thông tư 200 và Quyết định 48 năm 2020 mới nhất sẽ như thế nào?
1. Ưu điểm khi lập Báo cáo tài chính trên Excel
Lập báo cáo tài chính trên Excel mang lại một số lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp như:
- Kiểm soát, thống kê dữ liệu rõ ràng
Với mỗi bảng tính excel được phân chia, trình bày theo dạng bảng giúp việc tính toán và xây dựng các số liệu thống kê trực quan, hiệu quả. Người dùng sử dụng các hàm có sẵn trên excel để thiết lập các công thức tính, giúp việc tính toán trở nên đơn giản, chính xác hơn.
- Các cột dữ liệu được thêm bớt linh hoạt
Trong quá trình lập báo cáo tài chính, kế toán có thể linh hoạt thêm bớt những cột dữ liệu, sắp xếp dữ liệu theo các trường khác nhau sao cho cá nhân kế toán thấy dễ dàng nhất, đạt hiệu quả nhiều nhất.
- Dễ cài đặt và sử dụng miễn phí
Excel là một trong những phần mềm được sử dụng rộng rãi trong quản lý kho bởi việc cài đặt đơn giản và được sử dụng hoàn toàn miễn phí. Chính vì vậy, để tiết kiệm chi phí thì nhiều doanh nghiệp nhỏ hiện nay vẫn đang lựa chọn Excel.
Để anh chị dễ hình dung về cách thức thực hiện, MISA có tổng hợp Mẫu Báo cáo tài chính theo TT 133 nhằm hỗ trợ anh chị kế toán dễ dàng thực hiện việc lập báo cáo tài chính trên excel, anh chị quan tâm có thể tải tại đây:
TẢI TÀI LIỆU BCTC TRÊN EXCEL THEO TT 133
2. Lợi bất cập hại khi lập Báo cáo tài chính trên Excel
Lựa chọn lập Báo cáo tài chính trên Excel giờ đây không còn là lựa chọn tốt với nhiều kế toán. Nhiều kế toán hiện nay đã thay thế cách thức lập báo cáo tài chính trên Excel bằng cách lập Báo cáo tài chính bằng phần mềm. Việc lập báo cáo tài chính trên excel khiến công việc của kế toán trở lên chậm chạp, tốn nhiều thời gian và nhiều công sức hơn gấp nhiều lần so với dùng phần mềm, do:
- Tốn quá nhiều thời gian nhập liệu, kiểm tra sổ sách, chứng từ
Khi thực hiện Báo cáo tài chính, kế toán cần phải chuẩn bị rất nhiều số liệu, kiểm tra lại nhiều chứng từ sổ sách. Số lượng nhiều và khi thực hiện rà soát bằng excel rất dễ xảy ra sai sót, phần đa các sai sót đến từ việc đặt hàm, đến từ việc dữ liệu đầu vào không khớp, đến từ cá nhân kế toán… những lỗi này khiến kế toán tốn nhiều thời gian để tra soát, sửa chữa.
- Ngồi hàng giờ tìm kiếm chênh lệch, sai sót không rõ tại sao và từ đâu
Trong thời gian làm Quyết toán số liệu của kế toán là quan trọng nhất, việc sai lệnh hoặc không kiểm tra số liệu ngay từ đầu khiến kế toán mất thời gian cho các công việc sau liên quan đến tổng hợp, lên báo cáo. Với excel, kế toán thường thực hiện liên kết từ sheet này sang sheet khác, việc liên kết này cũng tạo ra rủi ro trong quá trình lên báo cáo khi một lỗi sai có thể ảnh hưởng đến nhiều phần khác nhau.
Với các doanh nghiệp có số liệu ít và không phát sinh giao dịch nhiều thì điều này có thể mất khoảng nửa ngày để thực hiện xong việc kiểm tra số liệu nhưng với các doanh nghiệp tầm trung và các doanh nghiệp có phát sinh giao dịch lớn thì thời gian ngồi đối soát của kế toán thường mất 3-4 ngày thậm chí là hàng tuần.
- Dành quá nhiều thời gian tạo lập, chỉnh sửa mẫu báo cáo tài chính
Sau khi lập các file excel, kế toán phải thực hiện thêm 1 bước nữa đó là tạo lập và chỉnh sửa mẫu báo cáo tài chính do Excel không có tính năng tự động update vào file báo cáo nên công đoạn này kế toán sẽ phải thực hiện thủ công.
- Áp lực lớn từ hạn nộp báo cáo của công ty, đối tác, khách hàng và cơ quan Quản lý Nhà nước.
Trong quá trình thực hiện báo cáo kế toán thường mất thời gian để tìm kiếm những văn bản pháp luật do nhiều văn bản quy định từ năm trước không còn hiệu lực, việc áp dụng sai thông tư nghị định sẽ khiến kế toán gặp khó khi bị cơ quan thuế kiểm tra.
Ngoài ra, chế độ bảo mật của Excel cũng là nhược điểm lớn, kế toán dễ mất dữ liệu khi sao lưu dữ liệu, mất thời gian tạo lập lại từ đầu khi dữ liệu bị mất.
THAY ĐỔI NGAY cách thức làm việc cũ, thực hiện chuyển đổi lên phương thức mới giúp kế toán tiết kiệm thời gian, công sức hơn bao giờ hết!!!
| Xem thêm: 2021 rồi, đừng làm kế toán chỉ bằng Excel nữa!
Phần mềm kế toán MISA SME.NET đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính – kế toán theo đúng thông tư 133/2016/TT-BTC và 200/2014/TT-BTC, giúp doanh nghiệp quản lý tình hình kinh doanh, doanh thu, chi phí, lãi lỗ, công nợ hiệu quả hơn. Hơn 170.000 doanh nghiệp đang sử dụng giải pháp phần mềm kế toán MISA SME để tự động lập báo cáo tài chính, tiết kiệm 80% thời gian, công sức khi làm kế toán. Đăng ký nhận tư vấn, demo miễn phí phần mềm: |
3. Báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo TT 200
Với tất cả các doanh nghiệp, hồ sơ Quyết toán thuế và lập BCTC đều gồm: Bảng Cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Thuyết minh BCTC, Bảng Cân đối tài khoản, Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ. Dưới đây, MISA sẽ tổng hợp đầy đủ từng phần liên quan đến hồ sơ, hỗ trợ anh chị chi tiết để lập báo cáo tài chính trên excel một cách đơn giản và dễ dàng làm theo.
3.1. Bảng Cân đối kế toán
Lập tương tự như Cân dối phát sinh tháng, với số liệu tổng hợp từ bảng nhập liệu (BNL) của cả năm.
- Cột mã TK, tên TK: Copy danh mục đầy đủ từ DMTK về.
- Cột dư Nợ và dư Có đầu kỳ: Dùng hàm VLOOKUP tìm ở CĐPS tháng 1 về (phần dư đầu kỳ).
- Cột phát sinh Nợ, Phát sinh có: Dùng SUMIF tổng hợp tất cả các tháng ở BNL về.
- Cột dư Nợ, dư Có cuối kỳ: Dùng hàm MAX.
- Dòng tổng cộng dùng hàm SUBTOTAL.
Tại phần chỉ tiêu BCTC, cột TS, DT, CP (Tài sản, Doanh thu, Chi phí) và cột NV (Nguồn vốn): Bạn cần xác định xem các TK trên CĐPS năm ứng với những chỉ tiêu nào trên “Bảng cân đối kế toán” và “BC kết quả kinh doanh” thì gắn mã số của chỉ tiêu đó cho TK tương ứng.
Ví dụ: Trên CĐKT chỉ tiêu “Tiền và tương đương tiền” có mã số 110. Chỉ tiêu này ứng với các TK 111, 112 trên CĐPS năm. Vậy bạn nhập vào cột “TS, DT, CP” dòng TK 111, 112 mã số “110”. Cách làm này thực hiện tương tự cho các TK còn lại.
3.2. Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng CĐKT lập theo thời điểm cuối năm tài chính.
Để bảng cân đối kế toán đúng thì tổng Tài sản phải bằng tổng Nguồn vốn.
- Cột số năm trước: Căn cứ vào Cột năm nay của ” Bảng Cân Đối Kế toán ” năm trước.
- Cột số năm nay: Đặt hàm SUMIF cho các chỉ tiêu tương ứng để lấy số liệu về từ CĐPS năm, với:
- Dãy điều kiện: là cột “TS, DT, CP” đối với các mã số thuộc phần Tài sản. Hoặc cột “NV” đối với các mã số thuộc phần nguồn vốn.
- Điều kiện cần tính: là các ô mã số trên CĐKT.
- Dãy tính tổng: là cột Dư nợ đối với các mã số thuốc phần tài Sản, cột Dư có đối với các mã số thuộc phần nguồn vốn.
Chú ý: Đối với các Mã số như mã số 132 “Trả trước cho người bán”. Mã số 313 “Người mua trả tiền trước”. Các mã số trong ngoặc đơn (*) như mã số 212 “Giá trị hao mòn lũy kế” phải ghi âm. Mã số 417 “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” phải bù trừ Nợ/Có (Nếu lãi ghi dương, lỗ ghi âm).
3.3. Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ
- Bảng BCKQHĐKD lập cho thời kỳ- là tập hợp kết quả kinh doanh của một kỳ.
- Cột số năm trước: Căn cứ vào cột ngăm ngay của “Báo cáo kết quả kinh doanh” năm trước.
- Cột số năm nay: Đặt hàm SUMIF cho các chỉ tiêu tương ứng để lấy số liệu từ CĐPS năm, với:
- Dãy điều kiện: là cột “TS, DT, CP” trên CĐPS năm.
- Điều kiện cần tính: là các ô mã số trên BCKQKD.
- Dãy tính tổng: là cột phát sinh Nợ trên CĐPS năm.
Chú ý: Với chỉ tiêu 11 – Giá vốn bán hàng, chỉ tiêu này không bao gồm giá vốn bán hàng bị trả lại, trong khi số liệu trên CĐPS năm là tổng giá vốn đã bao gồm giá vốn bán hàng bị trả lại, vậy bạn phải trừ đi giá vốn của hàng bán bị trả lại.
3.4. Bản Thuyết minh Báo cáo tài chính
Bảng BCKQHĐKD lập cho thời kỳ – là tập hợp kết quả kinh doanh của một kỳ.
- Cột số năm trước: Căn cứ vào cột ngăm ngay của “Báo cáo kết quả kinh doanh” năm trước.
- Cột số năm nay: Đặt hàm SUMIF cho các chỉ tiêu tương ứng để lấy số liệu từ CĐPS năm, với:
- Dãy điều kiện: là cột “TS, DT, CP” trên CĐPS năm.
- Điều kiện cần tính: là các ô mã số trên BCKQKD.
- Dãy tính tổng: là cột phát sinh Nợ trên CĐPS năm.
Chú ý: với chỉ tiêu 11 – Giá vốn bán hàng, chỉ tiêu này không bao gồm giá vốn bán hàng bị trả lại, trong khi số liệu trên CĐPS năm là tổng giá vốn đã bao gồm giá vốn bán hàng bị trả lại, vậy bạn phải trừ đi giá vốn của hàng bán bị trả lại.
3.5. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (LCTT)
Thể hiện dòng ra và dòng vào của tiền trong Doanh Nghiệp.
Để Báo cáo lưu chuyển tiền tệ đúng thì chỉ tiêu (70) trên lưu chuyển tiền tệ phải bằng chỉ tiêu (110) trên bảng CĐKT.
- Cột số năm trước: Căn cứ vào Cột năm nay của “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” năm trước.
- Cột Số năm nay: Để lập được báo cáo này, bên BNL bạn xây dựng thêm một cột “Chỉ tiêu lưu chuyển tiền tệ”.
Bước 1: Bôi đen toàn bộ dữ liệu của cả kỳ kế toán và đặt lọc.
Bước 2: Tại cột định khoản Nợ/Có bạn lọc lên TK 111, khi đó toán bộ các nghiệp vụ về thu, chi tiền mặt được hiện lên.
Bước 3: Trên cột TK đối ứng lọc lần lượt từng TK đối ứng vừa lọc khi đó bên cột Diễn giải sẽ xuất hiện nội dung của nghiệp vụ. Nội dung này tương ứng với từng chỉ tiêu nào trên “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” thì bạn gắn mã số của chỉ tiêu đó cho nghiệp vụ tương ứng. Nếu nội dung lọc lên mà không biết đưa vào chỉ tiêu nào thì đưa vào Thu khác hoặc Chi khác từ hoạt động kinh doanh
Bước 4: Sau khi thực hiện xong tất cả các TK đối ứng của TK 111 thì bạn thôi lọc tại cột TK đối ứng -> Tại cột TK Nợ/Có bạn lọc TK 112 và thực hiện quy trình tương tự như với TK 111. Thực hiện xong bạn thôi lọc ở tất cả các cột.
Bước 5: Sau khi đặt xong chỉ tiêu cho tất cả các nghiệp vụ liên quan đến 111 và 112. Tại cột Số năm nay của Báo cáo LCTT bạn đặt hàm SUMIF cho từng chỉ tiêu, với:
Dãy điều kiện là cột “Chỉ tiêu lưu chuyển tiền tệ” trên BNL.
Điều kiện cần tính là các mã số trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Dãy ô tính tổng: đối với các chỉ tiêu Thu là cột phát sinh Nợ của BNL, đối với các chỉ tiêu chi là cột phát sinh Có của BNL.
Bước 6: Sau khi đặt công thức xong bạn copy công thức tại ô chỉ “Thu” tới các chỉ tiêu “Thu” còn lại. Đối với các chỉ tiêu “Chi” bạn cần đặt dấu trừ (-) đằng trước, sau đó copy công thức đó tới các chỉ tiêu “Chi” còn lại.
Bước 7: Bạn dùng hàm SUM tính tổng các chỉ tiêu 20, 30, 40, 50, bạn tính ra chỉ tiêu 60 từ tiền mặt và Tiền gửi đầu năm. Tính ra chỉ tiêu 70 sau đó đối chiếu chỉ tiêu 70 với chỉ tiêu 110 trên CĐKT mà khớp nhau thì Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của bạn đã làm đúng.
3.6. Thuyết minh báo cáo tài chính
Là báo cáo giải thích thêm cho các biểu: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Các bạn căn cứ vào Bảng Cân Đối Kế Toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bảng cân đối số phát sinh năm, Bảng trích Khấu hao TSCĐ (trường hợp thuyết minh cho phần TSCĐ) và các sổ sách liên quan để lập.
Để anh chị dễ hình dung về cách thức thực hiện, MISA có tổng hợp Mẫu Báo cáo tài chính theo TT 200 nhằm hỗ trợ anh chị kế toán dễ dàng thực hiện việc lập báo cáo tài chính trên excel, anh chị quan tâm có thể tải tại đây:
TẢI TÀI LIỆU BCTC TRÊN EXCEL THEO TT 200
|Đọc thêm: Hướng dẫn Quyết toán thuế TNCN năm 2020 mới nhất
Hướng dẫn Quyết toán thuế TNDN năm 2020 mới nhất
TẤT – TẦN – TẬT LƯU Ý, HƯỚNG DẪN KHI THỰC HIỆN QUYẾT TOÁN THUẾ NĂM 2020
4. Báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo TT 133
Anh chị kế toán khi lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo TT 133, một bộ Báo cáo Tài chính bắt buộc gồm:
- Báo cáo tình hình tài chính Mẫu số B01a – DNN
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02 – DNN
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính Mẫu số B09 – DNN
- Bảng cân đối tài khoản Mẫu số F01 – DNN
Chú ý:
– Tùy theo đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý, DN có thể lựa chọn lập Báo cáo tình hình tài chính theo Mẫu B01b – DNN hoặc Mẫu số B01a – DNN.
– Báo cáo tình hình tài chính Mẫu B01a-DNN: Tài sản và nợ phải trả trên Báo cáo tình hình tài chính được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần.
– Báo cáo tình hình tài chính Mẫu B01b-DNN: Tài sản và nợ phải trả trên Báo cáo tình hình tài chính được trình bày thành ngắn hạn và dài hạn.
Hiện nay kế toán thường chọn Mẫu B01a-DNN để thực hiện, nếu năm trước DN bạn đã nộp mẫu nào thì năm nay phải nộp theo mẫu đó. Năm 2019 DN bạn nộp Mẫu 01a thì năm 2020 các bạn phải nộp Mẫu 01a, nếu thay đổi sang 01b thì phải Thông báo với Cơ quan thuế.
Ngoài ra, kế toán có thể gửi báo cáo không bắt buộc mà khuyến khích lập là Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03 – DNN.
Để anh chị dễ hình dung về cách thức thực hiện, MISA có tổng hợp Mẫu Báo cáo tài chính theo TT 133 nhằm hỗ trợ anh chị kế toán dễ dàng thực hiện việc lập báo cáo tài chính trên excel, anh chị quan tâm có thể tải tại đây:
TẢI TÀI LIỆU BCTC TRÊN EXCEL THEO TT 133
| Đọc thêm: Hỏi đáp quyết toán thuế TNCN các trường hợp đặc biệt
Cập nhật ngay: lịch nộp báo cáo thuế, tờ khai thuế và tờ khai lệ phí môn bài năm 2021
5. Báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo QĐ 48
– Bộ BCTC của DN theo QĐ 48 thì ngoài 4 mẫu được nêu ở trên (Theo Thông tư 200) thì còn cần thêm:
Bảng Cân đối số phát sinh tài khoản theo QĐ 48:
– Nội dung, phương pháp tính toán, hình thức trình bày các chỉ tiêu trong từng báo cáo quy định trong chế độ này được áp dụng thống nhất cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc đối tượng áp dụng hệ thống báo cáo tài chính này.
– Trong quá trình áp dụng, nếu thấy cần thiết, các doanh nghiệp có thể bổ sung, các chỉ tiêu cho phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp; Trường hợp có sửa đổi thì phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện.
Phần mềm kế toán MISA SME.NET đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính – kế toán theo đúng thông tư 133/2016/TT-BTC và 200/2014/TT-BTC, giúp doanh nghiệp quản lý tình hình kinh doanh, doanh thu, chi phí, lãi lỗ, công nợ hiệu quả hơn. Hơn 170.000 doanh nghiệp đang sử dụng giải pháp phần mềm kế toán MISA SME để tự động lập báo cáo tài chính, tiết kiệm 80% thời gian, công sức khi làm kế toán. Đăng ký nhận tư vấn, demo miễn phí phần mềm: |
8. Trợ thủ giúp kế toán Quyết toán Thuế và Lập BCTC “nhàn tênh”
- Tự động lên BCTC, tự động lập tờ khai thuế và quyết toán thuế TNDN hàng năm
Từ phiên bản MISA SME.NET 2019, MISA đã bổ sung tính năng tự động lên BCTC, tự động lập tờ khai thuế và quyết toán thuế TNDN hàng năm. Với tính năng này, công việc của kế toán được số hóa hoàn toàn từ việc tự động lên BCTC đến việc tự động phát hiện các sai lệch và hướng dẫn xử lý theo đúng quy định.
Để lập báo cáo tài chính một cách đơn giản và dễ dàng, trên phần mềm kế toán MISA có hướng dẫn chi tiết các bước. Theo đó, hướng dẫn quyết toán báo cáo tài chính được chia thành 4 bước: 1. Kiếm kê, Đối chiếu thực tế -> 2. Kiểm kê, Đối chiếu chứng từ sổ sách -> 3. Lập và kiểm tra báo cáo tài chính -> 4. Nộp báo cáo. Các bước đều được phân chia rõ ràng giúp kế toán dễ dàng thực hiện.
- Hướng dẫn kiểm kê, đối chiếu thực tế theo đúng quy định
- Tự động phát hiện các sai lệch trên chứng từ, sổ sách, báo cáo và hướng dẫn cách thức xử lý theo đúng quy định
Phần mềm kế toán MISA SME.NET sẽ tự động phát hiện các sai lệch trên chứng từ, sổ sách, báo cáo và hướng dẫn cách thức xử lý theo đúng quy định giúp kế toán phát hiện sai sót nhanh hơn, công việc dễ dàng hơn.
Hơn nữa, Phần mềm kế toán MISA SME.NET sẽ gợi ý những sai sót thường gặp trên báo cáo tài chính để kế toán chủ động kiểm tra, khắc phục.
- Lập và kiểm tra BCTC
Phần mềm kế toán MISA SME.NET cung cấp đầy đủ báo cáo tài chính theo đúng quy định tại thông tư 200/2014/TT-BTC, 133/2016/TT-BTC và tự động tổng hợp số liệu lên báo cáo tài chính giúp kế toán làm đúng theo quy định.
Phần mềm kế toán MISA cũng tự động kiểm tra các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính phát hiện kịp thời sai lệch giúp kế toán hạn chế sai sót.
- Nộp báo cáo tài chính
Phần mềm kế toán MISA SME.NET cho phép kế toán nộp trực tiếp báo cáo tài chính ngay trên phần mềm qua hệ thống nộp báo cáo thuế MTAX.VN giúp tiết kiệm thời gian xuất file.
Hoặc kế toán có thể thực hiện xuất file XML để nộp báo cáo hoặc nhập khẩu vào HTKK.
Phần mềm kế toán MISA SME.NET đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính – kế toán theo đúng thông tư 133/2016/TT-BTC và 200/2014/TT-BTC, giúp doanh nghiệp quản lý tình hình kinh doanh, doanh thu, chi phí, lãi lỗ, công nợ hiệu quả hơn. Hơn 170.000 doanh nghiệp đang sử dụng giải pháp phần mềm kế toán MISA SME để tự động lập báo cáo tài chính, tiết kiệm 80% thời gian, công sức khi làm kế toán. Đăng ký nhận tư vấn, demo miễn phí phần mềm: |